Thứ Bảy, 3 tháng 5, 2025

Hình ảnh cái gánh và nguồn gốc từ "đểu cáng"

GIA TÀI CỦA MẸ

Không biết thế hệ trẻ ngày nay có biết về hình ảnh cái đòn gánh và đôi quang gánh hay không.
Thời nay, có lẽ ngay cả ở nông thôn, thì hình ảnh về việc gánh đồ ra đồng hoặc đi chợ cũng đã ít đi nhiều so với thời 30~50 năm trở về trước.
Có một điều làm tôi khá bất ngờ là việc gánh gồng dường như là chỉ có ở Nước Nam.
Tôi muốn tìm một hình ảnh tương tự ở những nền văn hóa gần gũi khác mà tìm không thấy.
Bằng cách tôi sử dụng một "app" dịch tôi có ngay mấy câu như ở dưới:
Tiếng Việt: "Chị ấy gánh lúa"
Tiếng English: "She carries rice"
Tiếng Nhật: "彼女は米を運びます"
Tiếng Trung phổn thể: "她扛著米飯"
Tiếng Trung phổn thể: "她扛着米饭"
Nhằm để xem xét kết quả một cách tương đương, tôi sử dụng cùng một "search engine" để tìm kiếm cụm từ trên bằng các ngôn ngữ khác nhau kể trên
Tìm bằng tiếng Việt, ra luôn hình ảnh quen thuộc gánh lúa.

Tìm bằng tiếng Nhật thấy có lúa - gạo, mà không thấy gánh

Tìm bằng tiếng English thì thấy đa số là đội lúa chứ không gánh

Nhưng ngạc nhiên nhất là khi tìm bằng tiếng Trung phổn thể hoặc giản thể
Giản thể

Vì không đến được tận nơi để tìm hiểu về văn hóa cổ của họ, nên không rõ là thực họ không có gánh, hay là cái "search engine" nó không biết tìm cho đúng.


Thời trước, người Bắc khi đi đâu xa thường mang theo hành lý, nên thường phải thuê người gánh. Đi bộ đường xa, mỏi chân, nên tiện thuê gánh, thì thuê cáng luôn.

Thời kỳ đầu, những người thuê cáng và thuê gánh đều là những kẻ giàu có từ bên Nước Lạ sang. Nên họ áp dụng từ ngữ của họ vào công việc của người bản địa.

Người gánh, thì họ dùng chữ 吊ĐIẾU có nghĩa là "treo", treo đồ lên 2 đầu cái đòn. Khi họ gọi người gánh là "điếu", thì người Nước Nam nói trẹo thành ĐỂU.

Người khiêng cáng, thì họ dùng chữ 竿CAN, nghĩa là cây sào, cây đòn, khiêng cáng bằng cây đòn. Khi họ gọi là "can", thì người Nước Nam nói trẹo thành CÁNG.

Mỗi khi người Bắc cần thuê người thì họ ra chợ người và gọi: "Cho một ĐIẾU và hai CAN"

Thì người cai đầu dài tiếp nhận sẽ nói: "Cử một ĐỂU và hai CÁNG".

Những người phu khiêng cáng và gánh thuê này lao động chất phác hiền lành, nhưng do ăn chia không đều nên thường xuyên phát sanh chuyện cãi vã giữa các phu, giữa phu với cai, giữa khách với phu. Rồi có cả đánh nhau. Rồi cả vòi thêm tiền. Rồi đôi khi phu lại bỏ khách giữa chừng vì bất mãn.

Từ những chuyện xấu đó, người khách bực mình và nói "bẩn tính như mấy thằng ĐỂU và mấy thằng CÁNG".

Rồi thành cái từ "đồ ĐỂU CÁNG"

Rồi dần dần qua thời gian, chuyện chẳng liên quan gì tới phu khiêng cáng và gánh thuê, nhưng người ta cũng dùng từ "ĐỂU CÁNG" cho những kẻ không tốt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét