Thứ Ba, 27 tháng 4, 2021

Nguyễn Ngọc Già - Tôi biết ơn Việt Nam Cộng Hòa

 

Một số người trong nước cũng như người Việt hải ngoại cho rằng không nên vực dậy "xác chết" có tên Việt Nam Cộng Hòa. Tuy nhiên, lịch sử là nguồn cội của bất kỳ dân tộc nào. Lịch sử là khoa học và tính Người được thể hiện cao nhất từ đó. Bất kỳ một giai tầng nào hay một bậc vua chúa hoặc một nhà độc tài nào đi nữa, cũng không thể nào trốn được lịch sử. Lịch sử là Con Người.

Lịch sử dù đau thương như VNCH đã để mất Hoàng Sa, hay đáng tủi hổ như công hàm 1958 của VNDCCH và hội nghị Thành Đô của CHXHCNVN cùng nhiều biến cố sự kiện quan trọng khác không thể không nhắc lại.

Nhắc lại để hiểu rõ hơn và để cho thế hệ con cháu hôm nay, ngày mai nghiền ngẫm, dọn mình cho một thời đại mới - đang bắt đầu ló dạng. Tôi không biết mình có mơ mộng hão huyền trong tình thế của nước CHXHCNVN hôm nay không, nhưng trong tâm hồn tôi, từ lâu, tôi muốn nói: Cám ơn Việt Nam Cộng Hòa - Nhà Nước mà ở đó, làm cho tôi "Trích Lục Bộ Khai Sanh" [*].

Sài Gòn - nơi tôi được sinh ra, lớn lên, chứng kiến một góc nhỏ nhoi những trầm luân của số phận dân tộc Việt Nam.

Dù VNCH tồn tại ngắn ngủi, nhưng tôi không sao quên được cuộc sống chan hòa nhân ái của tuổi hoa niên, dù ngay trong những ngày chiến tranh lửa khói. Hôm nay, bỗng nhiên trong tôi bật ra lời thành tâm này. Tôi viết với nỗi xúc động rưng rưng trên khóe mắt, khi xem lại hình ảnh những tử sĩ đã ngã xuống tại Hoàng Sa - Trường Sa ngày xưa.

*Thay mặt gia đình*

Như đã viết rải rác trong nhiều bài trước đây, tôi sinh ra và lớn lên tại Sài Gòn, trong một gia đình trung lưu với việc làm ăn phát đạt, dần dẫn đến giàu có hơn.

Thật ra, sau này tôi mới biết ba tôi là "Việt Cộng nằm vùng", do đó có thể nói, gia đình tôi là gia đình "ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản". Cách đây vài chục năm, khi nghe câu này, tôi khá giận dữ và cảm thấy bị sỉ nhục. Cảm giác đó dễ hiểu bởi sự thật chưa được phơi bày như sau này.

Tuy nhiên, cũng nhờ đó mà tôi tự tìm tòi. Tôi nghĩ, không có cách gì thuyết phục nhất cho mỗi người, nếu như tự thân mình không chủ động tìm hiểu và can đảm nhìn thẳng vào Sự Thật.

Nhìn một cách thẳng thắn, không hề né tránh là điều chưa bao giờ dễ dàng, cho bất kỳ ai, cho bất kỳ điều gì, không riêng lãnh vực chính trị.

Ít nhất, cho đến nay, tôi có thể nói, tôi đã nhìn thẳng vào Sự Thật mà tôi biết, tôi tin một cách có căn cứ.

Từ cảm giác giận dữ, dần dần tôi chuyển qua cảm giác nhục nhã. Nhục nhã vì sự vong ân bội nghĩa của gia đình mình đối với Quốc Gia mà từ đó gia đình tôi làm ăn khá giả một cách chân chính, còn bản thân tôi lớn lên từ đó.

Tôi không có ý định chạy tội cho ba tôi hay những người thân khác. Suy cho cùng, gia đình tôi vừa là đồng phạm, vừa là nạn nhân của cộng sản. Đó là sự thật. Ba tôi chưa bao giờ giết bất kỳ một ai.

Ba tôi đã chết dưới tay người cộng sản. Tôi có căm thù không? Có. Có muốn báo thù không? Đã từng. Điều mỉa mai, ba tôi chết không phải vì người cộng sản trả oán hay trù dập mà cái chết của ba tôi đến từ sự "ân sủng" dành cho ông - một người chưa bao giờ cầm một đồng tiền bất chính nào, cũng như chưa bao giờ nhận bất kỳ sự "ban ơn" nào từ người cộng sản.

Một cái chết khá đặc biệt trong muôn vàn cái chết, do người cộng sản gây ra. Có thể đó là một niềm an ủi cho tôi. Cũng có thể đó là một ơn huệ của Ơn Trên, đã sắp đặt cho ba tôi một cái chết không hề nhơ nhuốc mà nhuốm màu thê lương trong một con người thơ ngây và chơn chất. Nhưng đó là câu chuyện quá vãng của gần 20 năm về trước, không phải những gì tôi muốn viết hôm nay.

Tôi có ba người chú ruột đều được "phong liệt sĩ". Cả ba người đều chết thời Pháp. Bà nội tôi được "tặng" "bà mẹ Việt Nam anh hùng". Tôi có hai người cậu ruột, trốn ngoại tôi để đi tập kết năm 1954. Hai người cậu ruột khác lại làm trong chế độ VNCH. Hai người cậu này đều có chức phận vào thời bấy giờ. Tôi có một người chị ruột làm trong nhà thương và "thân cộng" lúc đó. Một người anh ruột là sĩ quan thuộc quân lực VNCH (nhưng thật ra là VC nằm vùng), một người anh ruột khác là hạ sĩ quan cũng thuộc quân lực VNCH (thuần túy là lính, không quan tâm và tham gia vào chính trị, cũng như không phải VC nằm vùng). Tôi có vài người anh, chị ruột nữa, họ là dạng "cách mạng 30/4". Một số bà con thân thuộc nội ngoại khác, người thì ở trong "khu", người lại chống Cộng triệt để. Vài người khác, người thì là quân nhân, người nữa lại là công chức của VNCH v.v...

Hồi trước 1975, đa số gia đình đều đông con. Ít thì ba, bốn; nhiều thì chín, mười. Có gia đình lên đến mười hai - mười bốn người con, đều bình thường trong nếp sống lúc bấy giờ. Một đời sống sung túc, hầu hết gia đình khá giả, đều giống nhau suy nghĩ: nhiều con là phúc lộc Trời cho. Chế độ VNCH cũng không có việc "sinh đẻ có kế hoạch". Mắn đẻ lại là điều tốt mà phụ nữ thời xưa luôn tự hào. Cuộc sống dung dị như thế. Không chỉ riêng những gia đình giàu có mà có thể nói hầu hết đều tương tự như vậy.

Dông dài như thế, để nói rằng giòng tộc nội ngoại của tôi khá phức tạp. Giá như...

Vâng, chính cái "giá như" nó đã làm hầu hết giòng tộc, anh chị em đại gia đình tôi "tan đàn xẻ nghé" từ dạo ấy. Dạo mà "rầm rập bước chân ta đi rung chuyển đường phố Sài Gòn" với ngày 30/4/1975 (!)

Một giòng tộc như thế mà nói đến "đoàn kết" (như CSVN đang kêu gọi) thì quả là...hài kịch.

Ba tôi và anh chị tôi đã từng đi tù dưới chế độ VNCH. Ba tôi ra tù sớm, chị tôi thì được tha bổng sau vài tuần tạm giam, vì không đủ chứng cớ kết tội.

Riêng anh tôi nhận án "20 năm khổ sai" và bị đày đi Côn Đảo cho đến (tất nhiên) 1975.

Điều tôi cám ơn Nhà Nước Việt Nam Cộng Hòa thật giản dị:

*- Ngày ba tôi ra tù, ông vẫn mạnh khỏe. Về đến nhà chỉ một tuần sau là ông có thể bắt tay trở lại công  việc làm ăn.- Suốt thời gian ba và anh chị tôi bị điều tra cho đến lúc kết án chính thức, gia đình tôi (những người không liên quan) không hề bị săn đuổi, bắt bớ vô pháp, hành hung, sách nhiễu v.v... Má tôi đã gánh vác mọi việc làm ăn vào lúc đó. Chúng tôi vẫn đi học bình thường và sống trong môi trường không hề bị kỳ thị của bất kỳ thầy cô hay bạn bè nào. Hàng xóm láng giềng cũng không vì thế mà ghẻ lạnh, hắt hủi hay tiếp tay như kiểu bây giờ mà người ta gọi là "đấu tố thời đại mới". - Anh tôi - người ở tù Côn Đảo, ngày trở về đất liền vẫn mạnh khỏe, dù ốm o đen đúa, nhưng không hề mang thương tật gì cả.[**]*

*Cá nhân tôi*

Tôi cám ơn Việt Nam Cộng Hòa, không chỉ vì tôi được sống trong một xã hội - có thể chưa phải là tốt đẹp nhất - nhưng tốt đẹp hơn chế độ cộng sản 39 năm qua, mà tôi còn biết ơn vì tôi đã hấp thụ được nền giáo dục, có thể nói, cho đến nay 39 năm, dù VNCH không còn, dù CHXHCNVN cố gắng "cải cách" giáo dục nhiều lần rất tốn kém nhưng không hề mang lại chút tiến bộ nào khả dĩ.

Và nói cho công bằng, giáo dục hiện nay tính về chất lượng, vẫn không thể nào đạt được như trước 1975 của miền Nam.

Nền giáo dục trước 1975 mà tôi hấp thụ, dù ngắn ngủi, nó thật sự là nền giáo dục nhân bản và khai phóng. Trung thực và hiền lương. Ganh đua nhưng không đố kỵ. Biết phẫn nộ nhưng không tàn ác. Đặc biệt nền giáo dục đó giúp cho hầu hết học trò luôn biết dừng lại đúng lúc trước cái sai với nỗi xấu hổ và tính liêm sỉ - tựa như "hàng rào nhân cách" được kiểm soát kịp thời.

Chính xác hơn, tôi cám ơn Thầy - Cô của tôi, có lẽ bây giờ hầu hết đã qua đời, nếu còn sống chắc cũng đã nghễnh ngãng hay quá già yếu.

Tôi biết ơn các Giáo sư [***]. Tôi muốn nói rõ: Tôi không hề có danh vị, bằng cấp gì cả.

Tôi biết ơn Thầy - Cô của tôi, vì nhiều độc giả thương mến (có lẽ qua những bài viết), họ ngỡ tôi là: giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, nhà văn, nhà giáo v.v... nhưng tôi thưa thật, tôi chỉ là một người "tay ngang" trong viết lách. Qua từng bài viết, tôi rút ra kinh nghiệm. Đặc biệt, tôi luôn cố gắng viết cẩn trọng và khách quan nhất để thuyết phục độc giả. Tính cách này, tôi đã học từ Thầy - Cô tôi, ngày xưa. Dù môn Văn Chương ngày ấy, tôi luôn nhận điểm thấp tệ.

Tôi biết ơn Thầy - Cô của tôi cũng vì, sau 1975, cả nước rơi vào đói kém, làm cho "tính người" trong xã hội cũng mai một dần và tôi không là ngoại lệ. Thảm trạng xã hội lúc đó biến tôi trở nên chai lỳ, mất cảm xúc và lạnh lùng.

Đặc biệt "chữ nghĩa" hầu như trôi sạch hết cùng những "tem phiếu", "xếp sổ mua gạo", chầu chực "mua nhu yếu phẩm" v.v... ngày xưa.

Về sau này, khi cuộc sống đỡ hơn, tôi có thời gian hơn cùng với thời cuộc đảo điên, dần dần, tôi cảm nhận tôi "trầm mình" trong nỗi đau của bản thân, gia đình, từ đó tôi mới thấu hiểu những điều ngày xưa tôi học và tôi giật mình vì sự lãng quên đáng trách đó.

Tôi tìm lại được "tính Người" mà bấy lâu nay tôi đánh mất.

Một lần nữa, tôi cám ơn Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa và các Thầy - Cô của ngày xưa.

Nguyễn Ngọc Già, Việt Nam 11/06/2014

*Nội dung bài viết không nhất thiết phản ảnh quan điểm của RFA.
________________ 

[*] Vì những năm loạn lạc, đặc biệt tết Mậu Thân, nhiều nơi cháy nhà và thất lạc giấy tờ. Sau khi tạm bình yên, má tôi đã ra Tòa Hành Chánh Quận 3 thời bấy giờ để làm "Trích Lục Bộ Khai Sanh" cho tôi.

[**] Tôi nhớ khoảng đến cả tháng sau (tức đâu khoảng cuối tháng 5/1975) anh tôi mới về tới SG, nhưng chưa được về nhà ngay mà ở đâu đó (lâu quá rồi tôi không còn nhớ địa điểm, hình như lúc đó ở tại một trường học nào đó thì phải?) đợi thẩm vấn điều tra từ "chính quyền cách mạng lâm thời" lúc bấy giờ, đâu hết cả hai tuần nữa mới được về nhà. Tôi nhớ lúc đó, tôi hỏi anh tôi rất ngây ngô: Ủa! Sao hơn cả tháng trời anh mới về nhà? Anh tôi cười và im lặng không nói. Mãi về sau, tôi mới lò mò tìm hiểu, thì ra, dù là "phe mình", nhưng bản chất người cộng sản là "bản chất Tào Tháo". Họ có tin ai bao giờ đâu! Họ giữ lại tất cả tù chính trị để điều tra xem thử có phải là gián điệp (các loại) được cài lại hay không (để tính chuyện lâu dài).

[***] Trước 1975, từ đệ thất (nghĩa là lớp 6 bây giờ), Thầy - Cô được gọi là Giáo Sư - một cách gọi trân trọng, không phải học hàm như bây giờ nhiều người biết.

Mời đọc thêm:
http://www.diendantheky.net/2010/07/oc-sach-hai-muoi-nam-mien-nam-1955-1975.
html


Thứ Hai, 26 tháng 4, 2021

Tại sao lại kỷ niệm ngày chém lộn? 30/4

 

Tại sao lại phải kỷ niệm ngày 30 Tháng Tư?

Tôi thấy đất nước Việt Nam tôi, cái gì cũng lạ!

1/ Trước tôi không kể

2/ Năm 1945, Việt Nam nước tôi đã có chính quyền độc lập rõ ràng: Vua Bảo Đại, thủ tướng Trần Trọng Kim. Okie, nhiều người sẽ gào lên đó là chính quyền phụ thuộc Nhật Bản.

Nhưng cứ tự hỏi lại mình xem: Nếu quân Đồng Minh vào tiếp quản thì Chính quyền nào sẽ được họ công nhận để rồi đưa đất nước đi lên hòa bình êm đẹp?

Thế nhưng, có một bọn thổ phỉ không muốn tham gia chính quyền như một lực lượng chánh trụy hợp pháp, mà chúng muốn cướp chánh quyền cho riêng chúng.

3/ Nước tôi thích thờ những thứ của người ta:

- Hưng Đạo Đại Vương là người nước mình thì không thờ, đi thờ Quan Vũ.

- Ngày giỗ 2 bà là ngày Phụ Nữ Việt Nam thì không thờ, đi lôi cái ngày quốc tế phụ nữ về thờ. Lúc bé chưa đi ra nước ngoài, tôi cứ nghĩ ngày quốc tế thì cả thế giới biết. Hóa ra hỏi chúng nó chẳng đứa nào biết.

- Ngày Thiếu Nhi cũng quốc tế, ngày Lao động cũng quốc tế. Ủa kỳ lạ, nước VN tôi chẳng có ngày nào là của mình.

- Ngày Giỗ Tổ: 10/3 Âm Lịch lại cũng là ngày giỗ của Kinh Dương Vương, mà Kinh Dương Vương là Lộc Tục, là con của Đế Minh, mà Đế Minh thì là cháu 3 đời của Thần Nông. Và Lộc Tục được sanh ra ở tỉnh Hồ Nam bên Tàu. Vậy là cả họ hàng tông ti lẫn nơi chôn nhau cắt rốn của ông Kinh Dương Vương đều là người Tàu Chệt.

Cái bọn sử thần đần độn xưa kia của VN lại cứ muốn bắt người VN phải thờ bọn Tàu Chệt thành tổ tiên của mình. Thật là vô liêm sỉ!

4/ Có một cái mà ai cũng khẳng định là tác phẩm của người Việt, đó là ngày 30/4 năm 1975.

Ngày này là ngày gì?

Hàng xóm nhà tôi có một gia đình.

Gia đình đó có 2 thằng con trai.

Chúng vốn giống nhau về ngoại hình, chúng có chung một dòng máu. Ấy thế mà trớ trêu mỗi thằng gặp một luồng tư tưởng khác nhau.

Chỉ vì khác tư tưởng mà chúng lao vào cắn xé nhau, đánh nhau lên bờ xuống ruộng, cuối cùng một thằng chém chết thằng kia, còn bản thân nó thì mình mẩy đầy vết thương rỉ máu.

Cái thằng chết đã chết 46 năm, cái thằng sống vẫn rỉ máu 46 năm.

Thế nhưng, mỗi năm con cháu chúng nó đều tổ chức ăn mừng sự kiện thằng nó chém chết thằng kia!

Đất nước tôi quá lạ phải không?

Nguyễn Xuân Nghĩa - Lịch sử tái diễn

 LỊCH SỬ TÁI DIỄN!

Sau cuộc đảo chính ngày hai Tháng 12 năm 1852, Tổng thống Pháp là Louis-Napoléon Bonaparte bỗng đổi ngôi thành Hoàng Đế Napoléon III và lập ra Đệ Nhị Đế Chế (Second Empire) với nền móng kỹ nghệ cho “một nhà nước hiện đại”. 

Nhà nước đó có những gì?

Napoléon III lãnh đạo một chế độ chuyên quyền, với bộ máy công an hiện diện mọi nơi, có hệ thống công chức đông đảo và chung thủy, các thẩm phán được bổ nhiệm như công chức để suy diễn luật lệ theo ý kiến của Hoàng Đế, truyền thông báo chí bị chế độ kiểm duyệt rồi kiểm soát qua các biện pháp truy tố và phạt vạ. Đối lập chính trị bị xiềng và trục xuất qua xứ thuộc địa là Algérie.... (Văn hào Victor Hugo châm biếm Napoléon III là Napoléon le Petit!)

Ngoài các lợi thế nói trên, Quân đội có “lời thề tâm huyết” với Hoàng Đế nên vừa đoàn ngũ hóa bộ máy sản xuất vừa đi chinh phục các thuộc địa mới - kể cả Đông Dương và Việt Nam sau này.

Giới tài phiệt - các doanh gia, ngân hàng, kỹ nghệ gia - ủng hộ chế độ lại tự xưng là nhà hảo tâm, “mạnh thường quân” (philantropes): họ đồng ý thực hiện xã hội chủ nghĩa kiểu Saint-Simon và cho rằng nạn độc tài chỉ là một giai đoạn cần thiết để toàn dân cùng tiến lên kỷ nguyên hiện đại, khi con người sẽ làm chủ máy móc.

Một luật sư, nhà báo và người nổi loạn kinh niên cho chế độ cộng hòa tại Pháp là Maurice Joly sớm nhìn ra xảo thuật gian trá đó. Năm 1864, ông trình bày chi tiết trong cuốn “Dialogue aux Enfers entre Machiavel et Montesquieu”. Nội dung là ẩn dụ về đối thoại dưới Địa Ngục giữa nhân vật vương đạo là Montesquieu và tay bá đạo gian hùng là Machiavel. 

Dân Á Đông có thể liên tưởng đến cuộc tranh luận giữa Nho gia và Pháp gia. Một chế độ gian hùng tàn ác có thể ngụy trang ách độc tài toàn trị dưới vỏ bọc dân chủ, nhân trị, thậm chí xâm nhập và xoay chuyển để xuyên tạc và vô hiệu hóa các đoàn thể đối lập qua thủ thuật là cái gì cũng nói sẽ thực hiện cho toàn dân mà thực tâm chỉ muốn củng cố chế độ cho tay chân, hay tay sai....

Nhưng rồi Đệ Nhị Đế Chế Pháp cũng tiêu vong năm 1871 và Hoàng Đế banh càng trước sự lớn mạnh của nước Phổ đã thống nhất thành nước Đức!

Ai đã đọc kỹ tác phẩm của Maurice Joly và ngẫm nghĩ về chế độ dân chủ hiện nay tại Hoa Kỳ có thể nghĩ rằng lịch sử lại tái diễn...

Nếu đọc kỹ, ta thấy Maurice Joly đã sớm tiên đoán hình thái độc tài ngụy danh dân chủ, như đang thấy tại nhiều xứ cộng sản và nhiều quốc gia bị sa đọa về chính trị! Cũng có bầu cử, có đối lập cuội, cũng cùm mồm báo chí và dùng tiền bạc lũng đoạn chính trị! Maurice Joly còn nói rõ, từ 1864: "Với các xã hội mới, người ta cần áp dụng nhiều phương thức mới: ngày nay, muốn cai trị người ta không thể dùng bạo lực, trấn lột kẻ có tiền, tước đoạt tài sản, không thể phổ biến việc đàn áp, hay thủ tiêu; không, cái chết và sự hành hạ người dân chỉ còn vai trò phụ thuộc trong chính sách cai trị các nước hiện đại. Ngày nay, người ta ít bạo hành con người mà chỉ cần giải giới họ, ít cần dồn nén mà cần xóa bỏ nhiệt tình chính trị; khỏi cần chống phá bản năng mà cần đánh lừa, không nên cấm đoán các tư tưởng mà cần chiếm đoạt các ý kiến đó, làm như là của mình"... Sự tinh vi và độc ác của hình thái cai trị mới này là điều ma quái ít ai ngờ! Nó độc ác vì áp dụng hệ thống luật lệ có thể bảo vệ sự tồn tại của chế độ khi muốn biến thần dân thành kẻ hèn nhát, chỉ biết cúi đầu. Bản sắc dân Mỹ không thể như vậy nên chúng ta sẽ chứng kiến sự va chạm khốc liệt....

Thứ Sáu, 23 tháng 4, 2021

Lê Văn Việt - Bài Thơ Vịnh Đền Kiếp Bạc Và Một Số Vấn Đề

 Bài Thơ Vịnh Đền Kiếp Bạc

Và Một Số Vấn Đề

Lê Văn Việt

http://sachhiem.net/THOISU_CT/ChuL/LeVanViet.php

 28 tháng 2, 2011

MỘT -

Ngày Tổ Chức Lễ hội Kỷ niệm Một Ngàn Năm Thăng Long

Về đại lễ kỷ niệm Ngàn Năm Thăng Long vừa qua, đã có một số người đặt câu hỏi tại sao Hà Nội lại tổ chức từ ngày 1/10/2010 đến 10/10/2010? Đến nay có nhiều người như Linh mục Nguyễn Văn Lý vẫn đưa ra luận điệu chống Nhà Nước: “Kỷ niệm ngàn năm Thăng-Long vào ngày 1/10/2010 là ngày quốc khánh của Tầu”?

Tôi đã đưa ra nhận định là chính quyền Hà Nội tôn phong ông Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản Việt Nam căn cứ vào những lý lẽ như sau. Thăng Long đã mất vào tay người Pháp trong vòng 80 năm. Người đã đuổi được người Pháp ra đi là ông Hồ Chí Minh. Theo hiệp định Genève ký ngày 20/07/1954 giữa Việt Nam và Pháp thì người Pháp phải rút ra khỏi Thăng Long – Hà Nội trong thời hạn 80 ngày tức là ngày 10/10/1954.

Đầu tháng 10/1954, Ông Hồ ngồi ở Đền Hùng để đón Đại Đoàn 308 của tướng Song Hào Nguyễn Văn Khương về tiếp thu Thăng Long –Hà Nội. Ông Hồ đã nói với đoàn quân của tướng Song Hào là: ”Vua Hùng dựng nướcBác cháu ta giữ nước”. Đến ngày 10/10/1954 đoàn quân của tướng Song Hào đã chia ra làm 5 toán tiến vào 5 cửa ô Hà Nội và đến 2 giờ chiều Đại Đoàn 308 diễn binh tại Hà Nội. (Đoàn Thêm việc từng ngày trang 158).

Như lập lại thời gian đó, ngày 1/10/2010 mọi người trên toàn quốc và thế giới đều thấy bức hình vĩ đại Bác Hồ đề trên nóc xe hơi của đoàn diễn hành đi qua để tôn phong Bác và đảng Cộng Sản Việt Nam. Tôn phong đảng vì là đảng duy nhất đã thành công đánh đuổi ngoại xâm thống nhất tổ quốc. Tôn phong Bác Hồ vì Bác là người con yêu tổ quốc, cả đời bôn ba đây đó tìm đường cứu nước.

Về vai vế của Bác trong thế giới Cộng Sản còn trên cả Lénin, trên cả Mao Trạch Đông, ngay trong quyển sách 100 nhà độc tài của nhân loại cũng không có tên Bác. Bác là con người vĩ đại đã đi vào cửa chính của lịch sử Việt Nam và thế giới. Khi Bác mất chính Mao Trạch Đông chủ tịch Trung quốc đã có lời khen Bác như sau:

Chí khí tráng sơn hà, kim cổ anh hùng duy hữu nhất.(*)

Minh tinh quang vũ trụ, Á Âu hào kiệt thị vô song.

(Người anh hùng từ trước tới nay có chí khí bao trùm đất nước.

Ngôi sao sáng vũ trụ, Á Âu hào kiệt có một không hai).

(*) "Thơ, Hoành Phi, Câu Đối Chữ Hán Viết Về Hồ Chủ Tịch Mới Sưu Tầm" (TRẦN LÊ SÁNG - PGS. Viện Nghiên cứu Hán Nôm)

HAI -

Bài thơ "Vịnh đền Kiếp Bạc"

Năm 2001, ông Nguyễn Huệ Chi và ông Hoàng Ngọc Hiến được tiến sĩ Nguyễn Bá Chung mời sang làm việc tại đại học Boston, bang Massachusette để viết về đề tài người Việt tị nạn ở Mỹ. Trong thời gian làm việc tại Mỹ, được sự giới thiệu của tiến sĩ Chung, có cơ hội quen biết với nhiều người, nhiều tổ chức chống Cộng và được hướng dẫn đi thăm nhiều tiểu bang. Vì sự quen biết rộng rãi đó không hiểu các ông có gia nhập tổ chức chính trị chống Cộng nào không? Trong thời gian ở Mỹ, để lấy lòng mấy người chống Cộng, ông Hoàng Ngọc Hiến đã lấy bài thơ “Vịnh đền Kiếp Bạc” ra viết đăng trên website Talawas để chê trách về đạo đức của ông Hồ Chí Minh.

Bài thơ xuất hiện vào năm 1948 vào thời Tổng Trấn Nghiêm Xuân Thiện kêu gọi người dân trở về cộng tác với chính phủ đừng theo Việt Minh nữa. Bài thơ nầy được mấy tay chuyên viên chống Cộng và các sử gia “NO HỒ” khai thác triệt để. Trần Gia Phụng trong bài "LỘT TRẦN HUYỀN THOẠI HỒ CHÍ MINH" đăng trong tạp chí "Thế Kỷ 21" số 134, vào tháng 6 năm 2000 viết: "Hãy đọc những câu thơ của Hồ Chí Minh qua bài "Ngẫu hứng" ông viết vào dịp viếng đền thờ Hưng Ðạo Ðại Vương Trần Quốc Tuấn (1226-1300) khoảng trước năm 1950" Trước đó khoảng non một năm (1999), người viết cũng có đọc trong tờ Thế Kỷ 21, không còn nhớ số mấy, cũng ông Trần Gia Phụng, đã đem bài thơ chủ đề "viếng đền thờ Ðức Trần Hưng Ðạo" nói rằng của ông Hồ Chí Minh, nhưng lại cho rằng bài thơ xuất hiện khoảng năm 1948.

Sự thật thì bài thơ này không phải của ông Hồ, mà là của một người theo Việt Nam Quốc Dân Đảng người Hà Nam ở trong nhóm nhà văn Đào Trinh Nhất, Sở Cuồng Lê Dư (rất tiếc không còn nhớ rõ tên)…. Bài thơ được đăng ở báo Cải-Tạo năm 1948 ở Hà Nội. Không rõ nguyên bản như thế nào, nhưng có hai bản được chép đi chép lại như sau:


Cũng tai, cũng mắt, cũng anh hùng
Tôi, bác cùng chung chí kiếm cung
Bác phá quân Nguyên thanh kiếm bạc
Tôi trừ giặc Pháp lá cờ hồng
Bác đưa một nước qua nô lệ
Tôi dắt năm châu đến đại đồng
Bác có khôn thiêng cười một tiếng
Rằng tôi cách mệnh đã thành công”.

Có bản khác viết rằng:

"Bác anh hùng, tôi cũng anh hùng,
Tôi, bác cùng chung nghiệp kiếm cung.
Bác thắng quân Nguyên thanh kiếm bạc,
Tôi trừ giặc Pháp ngọn cờ hồng.
Bác đưa một nước qua nô lệ
Tôi dắt năm châu đến đại đồng.
Bác có linh thiêng cười một tiếng
Rằng tôi cách mạng đã thành công."

Có hai lý lẽ sau đây chứng minh bài thơ này không phải của ông Hồ:

a)- Hai câu thơ: ”Tôi trừ giặc Pháp lá cờ Hồng" và câu "Rằng tôi cách mệnh đã thành công” là không đúng với thực tế lịch sử lúc đó, tức là năm 1948. Lúc đó ông đã trừ được Pháp đâu, ngược lại Pháp nó đánh cho chạy te tua, và cách mạng đã thành công đâu, vì Bảo Đại lại trở về đối đầu với ông. Mấy câu đó không đời nào ông Hồ lại viết ra ngược ngạo như thế?

b)- Tiểu sử của ông Hồ từ lúc sinh ra cho đến năm 1911 là lúc ông Hồ lấy tên Nguyễn Văn Ba đi làm bồi tầu cho Pháp chưa bao giờ ông ra xứ Bắc. Năm 1941 ông mới về Cao Bằng, 1942 sang Tầu bị Trương Phát Khuê bắt đến năm 1944 mới được trở về lại Cao Bằng. Đến ngày 26/08/1945 mới về tới Hà Nội ở nhà ông Trịnh Văn Bô viết tuyên ngôn Độc Lập. Ở tại Hà Nội để đối phó với quân Tưởng sang tiếp thu súng của quân đội Nhật. Ở Hà Nội tổ chức bầu cử Quốc hội. Đến 31/05/1946 đáp máy bay đi Pháp. Đến ngày 20/10/1946 trở về tới Hải Phòng đi thẳng về Hà Nội. Đến ngày 19/12/1946 là ngày toàn quốc kháng chiến bắt đầu đánh Pháp rút về an toàn khu. Đến năm 1947, quân Pháp nhảy dù xuống Bắc Kạn may mắn cả Bộ Chỉ huy kháng chiến chạy thoát vào rừng. Từ đó Bộ Chỉ huy ở luôn trong rừng cho đến khi chiến thắng Điện Biên Phủ.

Năm 1948 quân Pháp đóng ở Đông Khê, ở Cao Bằng và khắp các thành phố miền Bắc. Ở Hải Dương nơi có Đền Kiếp Bạc, Pháp đóng 7 cái đồn bao phủ chung quanh Đền Kiếp Bạc để đối đầu với chiến khu Đông Triều của tướng Văn Tiến Dũng. Người Pháp kêu tên 7 cái đồn đó là 7 cái chùa (Sept Pagodes) bộ Chỉ huy đóng ở Phả Lại.

Pháp đóng quân ở quanh Đền Kiếp Bạc đi hành quân lục soát gọi là đi càn (đi ruồng) thường xuyên trong vùng. Như vậy cho kẹo ông Hồ cũng không dám về thăm Đền Kiếp Bạc. Theo hồi ký của ông Vũ Kỳ, thư ký của ông Hồ thì năm 1965, Ông Hồ có về thăm Côn Lôn nơi Nguyễn Trãi cư trú lúc thôi làm quan. Như vậy cả đời ông Hồ chưa bao giờ đến Đền Kiếp Bạc thì không khi nào ông là tác giả bài thơ đó.

Tôi thật ngạc nhiên, ông Hoàng Ngọc Hiến là nhà nghiên cứu lại không biết bài thơ này không phải của ông Hồ nhất là ông lại là nhà nghiên cứu ở ngoài Bắc.

Xem thêm bình luận "Bài thơ Viếng đền Kiếp bạc, một bài thơ nổi tiếng của Hồ chí minh ?"

 

BA -

Khai Thác Mỏ Bauxite Ở Cao Nguyên

Đến khi Việt Nam cho đấu thầu khai thác mỏ Bauxite ở Cao nguyên để có tiền phát triển kinh tế, một hãng ở Trung quốc trúng thầu đem máy móc và người sang để chuẩn bị lập nhà máy thì một số người đã nổi lên chống đối việc cho Trung quốc khai thác mỏ Bauxite vì môi trường sẽ bị phá hoại và người Tầu sẽ bám trụ chiếm cao nguyên thì là nguy hiểm cho tương lai Việt Nam. Thời cơ đã đến, ông Nguyễn Huệ Chi, ông Phạm Toàn và ông Nguyễn Thế Hùng đã cho ra trang nhà Bauxite VN (http://boxitvn.net) chống đối Nhà Nước kịch liệt. Website Bauxite VN được rất nhiều người đọc lên tới mười mấy triệu lượt người truy cập. Nhà Nước muốn ngăn chận nhưng không được vì website này đặt ở nước ngoài và còn được tài trợ nhiều tiền để nuôi cán bộ.

Ông Phạm Toàn cho biết các ông có nhận tiền nhưng để làm việc thiện. Dịp này luật sư Lê Công Định cũng nhảy vào ăn có. Ông Định lấy quyển “Bên Giòng Lịch Sử” của LM Cao Văn Luận do nhà thơ Trần Dạ Từ viết, ông gọi đó như là quyển sử khi nói đến đoạn viết trong đó ông Ngô Đình Diệm đề cập đến Cao nguyên với LM Cao Văn Luận: ”Ai làm chủ được Cao nguyên sẽ làm chủ Đông Dương”. LS Lê Công Định đã ca tụng ông Ngô Đình Diệm ngất trời. Cần nói rõ, câu nói đó không phải của ông Diệm mà là của tướng Pháp De Lattre Detassigni khi được bổ nhiệm làm Toàn quyền Đông Dương đi kinh lý đến Cao nguyên, và vào thời đó Việt Minh chỉ có những khẩu súng lỗi thời. Sau nầy khi Việt Minh có súng cao xạ bắn máy bay và súng bắn chiến xa thì câu nói đó chẳng có ý nghĩa gì cả. Thời Việt Nam Cộng hoà (chính phủ miền Nam) làm chủ vùng đất Cao nguyên đó có làm chủ Đông Dương không? Khi đại tướng Văn Tiến Dũng chiếm được Buôn-mê-thuột, ông Nguyễn Văn Thiệu (tổng thống miền Nam) biết không thể chiếm lại Phước Long và Buôn-mê-thuột thì phải bỏ quân đoàn 2 rút về vùng duyên hải càng nhanh càng tốt. Nếu để chậm thì Văn Tiến Dũng sẽ bao vây Pleiku và đóng chốt các đường tiếp tế lên Cao nguyên thì quân đoàn 2 sẽ phải đầu hàng mà thôi. Bây giờ quân đội Trung cộng đóng ở mỏ Bauxite và quân Việt Nam bao vây ở chung quanh mỏ Bauxite thì quân Trung Cộng có đầu hàng không? Ông luật sư Lê Công Định đi ở tù là đúng vì ngu.

Cũng thừa thắng xông lên như ông Nguyễn Huệ Chi, tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ làm đơn kiện thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho Trung Cộng khai thác mỏ Bauxite là sai luật vì chưa thông qua Quốc hội. Tiếp theo, ông cho các nhà chống Cộng chuyên môn phỏng vấn trên các đài phát thanh chống Cộng ở hải ngoại như ký giả hung hãn chống Cộng Phạm Trần để chống phá Nhà Nước, làm nhục lãnh đạo. Kết quả ông đang chờ ra Toà.

Đến khi bể chứa bùn đỏ ở Hung gia lợi bị bể, gây thiệt hại ô nhiễm hoa mầu và nước sông ở Hung thì vụ Bauxite lại có cơ hội nổ lên trở lại. Tiến sĩ có tay nghề chống Cộng Mai Thanh Truyết ở Mỹ cảnh báo mỏ Bauxite ở Hung ở vùng đồng bằng mà còn thiệt hại như vậy. Ở Việt Nam mỏ Bauxixte ở trên Cao nguyên nếu bùn đỏ mà tràn ra sẽ chảy hết xuống sông Đồng Nai thì mấy triệu dân không có nước dùng. Sau đó, ông Đại biểu ở Lâm Đồng đã gián tiếp trả lời tiến sĩ Mai Thanh Truyết như sau: “Nếu bể chứa bùn đỏ mà bể thì bùn sẽ chảy xuống thung lũng đã được bít rồi, bùn không thể chảy ra ngoài”, nên mỏ vẫn tiếp tục khai thác (1).

 

BỐN.

Các Phong Trào Nổi Dậy ở Bắc Phi và Trung Đông

Biến cố Tunisie, Ai cập, đang làm phấn khởi các nước có chế độ độc tài đứng lên đòi lại quyền con người sao chưa lan tới và Việt Nam?

Đó là câu hỏi của nhiều nhà chống Cộng ở hải ngoại đang hồ hỡi ước mơ hão huyền “Việt Nam thế nào cũng sụp đổ nay mai” ! Có bài phân tích về tình hình Việt Nam đã chín mùi vào đúng giai đoạn này. Kinh tế Việt Nam đang trên đường phá sản, ngoại tệ chỉ còn 10 tỷ đồng trong qũy dự trử. Giá cả leo thang, tiền điện tăng, tiền xăng tăng, dân chúng thất nghiệp cao và bất mãn tràn lan. Sao chưa thấy dân chúng đứng lên lật đổ cái chính quyền bất tài, thối nát mới thật là lạ? Sở dĩ số người tài đã ra hết hải ngoại như: nữ đạo diễn Song Chi, Lê Diễn Đức, Trần Ngọc Thành, Nguyễn Gia Kiểng, Đoàn Viết Hoạt, Nguyễn Chính Kết, Lý Tống, Ngô Kỷ, Cung Củ Đậu, Nguyễn Chí Thiện …. Nếu họ ở trong nước thì Cộng Sản đã bị lật đổ từ lâu rồi. Còn ở trong nước các nhà tranh đấu dân chủ như: Nguyễn Thanh Giang, Nguyễn Đan Quế, Nguyễn Khắc Toàn, Hà Sĩ Phu, Tiêu Dao Bảo Cự, Lê Thị Công Nhân, Phạm Hồng Sơn, Đỗ Nam Hải, Lê Trần Luật …. im thin thít có lẽ đã thấy chính trị gia kiêm linh mục Nguyễn Văn Lý kêu gọi dân chúng mặc áo trắng và kêu gọi biểu tình mà chẳng có thấy ai hưởng ứng gì cả? Trong cuộc kháng chiến trước đây Quân Đội Nhân Dân Việt Nam đã có sáng kiến :

a)- Trung tá Hoàng Cầm đã chế ra cái bếp nấu ăn khói lan ra mặt đất, máy bay trinh sát của địch không nhìn thấy. Gọi là bếp Hoàng Cầm.

b)- Ông Trần Đăng Ninh trước trận Điện Biên Phủ khởi chiến đã chế ra hai chiếc cầu chuyển quân, máy bay thám thính không nhìn thấy được, gọi là cầu Trần Đăng Ninh.

Trong cuộc tranh đấu dân chủ ở trong nước hiện nay cũng có hai người có sáng kiến độc đáo chưa từng đâu có:

a)- Chính trị gia kiêm hoà thượng Thích Quảng Độ kêu gọi mọi người biểu tình tại gia thì Cộng Sản sẽ sụp đổ.

b)- Chính trị gia kiêm linh mục NguyễnVăn Lý sẽ tuyệt thực từng kỳ để làm áp lực. Nghĩa là tuyệt thực đến khi nào sắp chết thì lại ăn, khi nào khoẻ trở lại, lại tuyệt thực tiếp và tiếp tục như thế cho đến khi mãn hạn tù. Linh mục Lý còn có sáng kiến cải tổ Liên Hiệp Quốc 300 năm tới, Đại sứ Mỹ ở Việt Nam Michael Michalack chào thua ông.

Đồng thời cũng có nhiều bài viết thắc mắc, khi có biến cố như biểu tình thì Quân Đội Nhân Dân Việt Nam sẽ đứng về phía nhân dân hay theo quân đội Trung quốc. Quân đội Bắc Kinh đâu có đàn áp biểu tình. Ông Đặng Tiểu Bình lấy quân đội ở Sơn Đông về mới dẹp tan đoàn biểu tình ở Bắc Kinh. Nếu Hà Nội có biểu tình thì cũng có quân đội ở Thanh-Nghệ-Tĩnh về dẹp tan biểu tình để bảo vệ chế độ. Quân đội Ai Cập nhận lệnh của tổng thống Mubarak, quân đội Thái Lan nhận lệnh của thủ tướng Aphisit; còn Quân Đội Việt Nam tham dự trực tiếp vào việc lãnh đạo đất nước. Nghĩa là có nhiều ông tướng được bầu vào T.Ư Đảng trong Bộ Chính Trị có những người có khả năng làm Tổng Bí Thư như ông Lê Khả Phiêu. Làm chủ tịch nước như đại tướng Lê Đức Anh. Nên quân đội Việt Nam không có lật đổ chế độ vì như thế họ lật đổ họ à ? Nếu tổ chức chặt chẽ như hiện nay, chính quyền Việt Nam sẽ tồn tại 20, 30 năm nữa và có thể sẽ tồn tại lâu dài không có tổ chức nào có thể lật đổ họ được ./.

 

LÊ VĂN VIỆT

 


Ghi chú :

(1) Năm 1917, chính quyền Pháp đã khai thác mỏ Bauxite ở Cao Bằng, Việt Nam (Việt Nam Những Sự Kiện Lịch Sử quyển 2 trang 244 của Dương Kinh Quốc).

 

Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương - Quan Vũ mà dám đem ra so sao!


Lê Hữu Nghị:

TÌM HIỂU LỊCH SỬ

QUAN VŨ CÓ TUỔI GÌ MÀ SO SÁNH VỚI HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG

Trong ít ngày qua tại nhiều diễn đàn lịch sử đã có những bài viết gây tranh cãi đến từ việc so sánh Quan Vũ với Trần Hưng Đạo.

Những người này cho rằng Quan Vũ tài giỏi hơn Trần Hưng Đạo nên được thờ cúng nhiều hơn, người Việt thờ Quan Vũ nhiều hơn, coi trọng sức ảnh hưởng của Quan Vũ hơn, Quan Vũ là vị tướng cao nhất của nhà Thục Hán, có nhiều chiến công lừng lẫy hơn Trần Hưng Đạo. Quan Vũ được tôn là “Võ Thánh”, là người nhà trời, khi chết còn quay lại báo thù, là vị tướng duy nhất được thờ riêng trong Đế Vương Miếu tại Cố cung Bắc Kinh, hơn cả Nhạc Phi, Địch Công, Lưu Bá Ôn... vì thế Hưng Đạo Đại Vương không bằng được.

Tại Việt Nam, Quan Vũ có sức ảnh hưởng nhất định, cả về mặt văn hóa, tín ngưỡng của một bộ phận nhỏ người dân Việt Nam, đến phim ảnh, trò chơi điện tử… Việc thờ phụng Quan Vũ, cơ bản là không sai. Tuy nhiên, nhiều người đem so Quan Vũ với Đức Thánh Trần, tôn vinh Quan Vũ thái quá và hạ thấp Đức Thánh là một việc rất sai, nếu không muốn là đi vào “vết xe xét lại lịch sử”.

Theo đánh giá của mình, phàm là người Việt mà lại đánh giá Quan Vũ cao hơn Đức Thánh Trần là những người không hề có kiến thức về lịch sử, thiếu tự tôn dân tộc, chỉ nghiên cứu lịch sử bằng dã sử dưới con mắt thần thánh hóa của La Quán Trung.

Về xuất thân, theo lịch sử, Quan Vũ xuất thân nghèo khó, làm nhiều nghề nhưng không giỏi nghề nào. Thậm chí xuất thân của Quan Vũ còn không bằng được Trương Phi, khi Trương Phi được sinh ra trong gia đình giàu có, học văn - võ đầy đủ, thông minh, vẽ đẹp, còn La Quán Trung khi khắc họa Trương Phi thì như là một gã thổ phỉ, lỗ mãng…

Còn Trần Hưng Đạo là con thứ ba của Khâm Minh đại vương Trần Liễu và Thiện Đạo quốc mẫu, gọi vua Trần Thái Tông là chú ruột, mẹ nuôi của ông là Thụy Bà công chúa…. Họ hàng, anh em đều là dòng dõi vua quan, vương giả, học thức đầy đủ.

Kèo này, Trần Hưng Đạo ăn điểm.

Về học thức, Đức Thánh Trần là tác giả của hai bộ binh pháp nổi tiếng là Vạn Kiếp tông bí truyền thư và Binh thư yếu lược, đây là hai tác phẩm đặt nền móng cho ngành nghệ thuật quân sự Việt Nam. Ngoài ra còn một tác phẩm Hịch tướng sĩ, có giá trị văn học, cổ động, tuyên truyền và ý nghĩa lịch sử to lớn.

Còn Quan Vũ thì…

Kèo này, Trần Hưng Đạo lại ăn điểm.

Về thái độ với bề tôi, Trần Hưng Đạo tin dùng những vị quan văn võ như Dã Tượng, Yết Kiêu, Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu… mặc cho xuất thân của những vị này đều không có gì quá đặc biệt. Bản thân quyền cao chức trọng, nhưng Trần Hưng Đạo chưa từng phong tướng cho những người này để tránh lời thị phi. Bản thân ông cũng là người cư xử đức độ, được bề tôi kính yêu, tôn trọng, bề tôi hết mực trung thành, xả thân vì nước.

Còn Quan Công thì tự coi mình “thượng đẳng” trong Ngũ Hổ  Tướng, khinh Hoàng Trung và Mã Siêu, vốn được xếp ngay phía dưới Quan Vũ. Coi quân lính và bề tôi dưới quyền như cỏ rác, như My Phương và Sỹ Nhân, bị bề tôi làm phản, rồi phải nhận cái chết.

Kèo này, Đức Thánh lại hơn.

Về thái độ với vua, Đức Thánh Trần gạt bỏ hết mọi hiềm khích từ đời cha, hết lòng phò tá vua Trần. Ngay cả khi nắm đại quyền trong tay, ông vẫn trung thành hết mực, không có tư tưởng làm phản, chấn chỉnh tư tưởng phản nghịch với cả con cái.

Nói về Quan Vũ, từng tuyên bố không thờ hai chủ, nhưng sau khi Lưu Bị chưa rõ sống chết thế nào thì về cùng Tào Tháo, biết tin Lưu Bị còn sống thì rời đi. Lại còn sĩ diện ở trận Xích Bích, tha cho Tào Tháo, gián tiếp khiến sau này đại cục Thục Hán không thành. Đồng ý rằng việc quy hàng Tào Tháo nhằm bảo vệ gia quyến Lưu Bị, nhưng việc tha bổng cho Tào chỉ vì hai chữ “nghĩa khí”, lại làm hỏng việc nước. Tầm Quan Vũ còn chưa chắc đã ngang bằng với Bảo Nghĩa vương Trần Bình Trọng.

Kèo này, không cần phải nói cũng biết ai hơn ai.

Về chiến công, nói ngắn gọn thế này, tham gia và lãnh đạo trực tiếp đánh bại quân Nguyên - Mông tận 3 lần. Hồi ấy, quân Nguyên - Mông đơn giản là vô đối thế giới.

Còn những chiến công của Quan Vũ? Cần phải nói rằng những chiến công của Quan Vũ đều được thổi phồng, không thực tế. Quan Vũ chỉ duy nhất hạ gục được Nhan Lương, võ nghệ còn không bằng Lữ Bố, còn lại mười mấy chiến công khác đều được thổi phồng. Những gì mà Quan Vũ làm được, còn không sánh vai được với Trần Bình Trọng, Phạm Ngũ Lão…

Kèo về chiến công, Đức Thánh Trần hơn là rõ.

Người ta ca ngợi Quan Vũ là nghĩa khí, oai phong, trọng tình huynh đệ? Nhưng Quan Vũ lại khinh thường chiến tướng ngang bằng như Mã Siêu, Hoàng Trung, tự coi con gái mình là “giống hổ”, còn con của Tôn Quyền là “giống cún”... Chính vì thói kiêu căng, ngạo mạn, Quan Vũ đã để mất Kinh Châu, gián tiếp khiến Trương Phi nóng báo thù mà chết, Lưu Bị cũng đi theo, đại cục Thục Hán chấm dứt.

Còn Đức Thánh vì đại cục thiên hạ, bỏ qua tội thông dâm cho Trần Khánh Dư, đưa ông trở lại làm tướng, chủ động làm hòa và giữ thái độ đúng mực với Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải. Khi đạt được nhiều vinh quang, thành tựu, ông không hề kiêu căng hay tỏ ra bề trên, hết mực dạy quân sĩ khiêm tốn và rèn luyện. Bản thân ông cũng là người có tư tưởng “lấy dân làm gốc”, khoan thư sức dân, khiến cho các triều đại sau học tập.

Tại Việt Nam, việc thờ Quan Công tương đối phổ biến, nhưng đó là các nơi thờ nhỏ lẻ, không đại diện cho đại đa số người dân. Còn việc thờ cúng Hưng Đạo Vương đã trở thành tín ngưỡng của dân tộc, được người Việt hết sức coi trọng. Trong dân gian Việt Nam có câu nói “tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”, “cha” ở đây chính là Đức Thánh.

Quay trở lại câu hỏi tiêu đề, Quan Vũ có tuổi gì mà so sánh với Hưng Đạo Đại Vương?

St! 

LHN


Nguyễn Văn Đực:

Người Việt NGU dại mới thờ Quan công, mới đem QC so với Trần Hưng Đạo.

Chỉ có La Quán Trung và nhà Minh thất bại mới tôn thờ "hữu dõng vô mưu" Quan công thôi. 

Thế giới công nhận Trần Hưng Đạo là 1 trong 10 vị tướng vĩ đại nhất nhân loại. Còn cả lịch sử chiến tranh của TÀu, không có 1 vị tướng tài nào nhé- Quan công trình gì cửa nào. QC còn chưa là gì so Phạm Ngũ Lão - Trần Bình Trọng.


MỘT KẺ HỖN XƯỢC NÀO ĐÓ: viết bài "Viếng đền Kiếp Bạc" Lịch sử địa lý: Lê Văn Việt - Bài Thơ Vịnh Đền Kiếp Bạc Và Một Số Vấn Đề (historydialy.blogspot.com)

Không rõ nguyên bản như thế nào, nhưng có hai bản được chép đi chép lại như sau:

“Cũng tai, cũng mắt, cũng anh hùng

Tôi, bác cùng chung chí kiếm cung

Bác phá quân Nguyên thanh kiếm bạc

Tôi trừ giặc Pháp lá cờ hồng

Bác đưa một nước qua nô lệ

Tôi dắt năm châu đến đại đồng

Bác có khôn thiêng cười một tiếng

Rằng tôi cách mệnh đã thành công”.


Có bản khác viết rằng:


"Bác anh hùng, tôi cũng anh hùng,

Tôi, bác cùng chung nghiệp kiếm cung.

Bác thắng quân Nguyên thanh kiếm bạc,

Tôi trừ giặc Pháp ngọn cờ hồng.

Bác đưa một nước qua nô lệ

Tôi dắt năm châu đến đại đồng.

Bác có linh thiêng cười một tiếng

Rằng tôi cách mạng đã thành công."


Hà Nam Ninh:

1/ Quan Vũ trong Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa. Tác phẩm Tam Quốc đã là một chuyện DÃ SỬ chứ không phải là 100% sử thật. Do vậy Quan Vũ cũng đã bị/được tô vẽ rất nhiều.

Hưng Đạo Đại Vương là nhân vật thật 100%.

2/ Quan Vũ có công lao gì? Không gì cả nhé! Giữ cái thành Kinh Châu còn không giữ được.

Hưng Đạo Đại Vương nếu nói một cách chân thật nhất thì có thể được coi là một người giỏi nhất toàn cầu từ trước cổ đại đến nay.

Vì sao? Mọi người thử nghĩ xem, xưa nay có đế quốc nào mạnh như đế quốc Mông Cổ không?

Không hề!

Mông Cổ đã chiếm đóng đến 90% diện tích Châu Á và 90% diện tích Châu Âu. Từ Cổ Xưa cho đến ngày nay, chưa một đế quốc nào làm được việc đó, điều đó cho thấy quân Mông Cổ bách chiến bách thắng như thế nào.

Không những chiếm đóng, đế quốc Mông Cổ cũng có một nền chính trị rất tốt. Bởi vì họ đã duy trì được sự cai trị trên 150 năm, không hề ít!

Vậy có thể nói Mông Cổ mạnh nhất Thế Giới từ cổ xưa đến nay cả về chính trị lẫn quân đội.

Thế nhưng đến đánh Đại Việt của Nhà Trần, 3 lần thua cả 3.

Chỉ có kẻ đần độn mới đem người đại tài Hưng Đạo Đại Vương ra so sánh với kẻ kém cỏi.

Còn cái gã nào đó dám tự sánh mình ngang với Thánh Nhân, quả thật quá láo!