Thứ Năm, 8 tháng 2, 1990

18~42 Ngọc Phượng công chúa - danh tướng Lê Thị Ngọc Trinh

 

Đền thờ Nữ tướng Lê Ngọc Trinh, người được vua phong cho 8 chữ "Quần thoa hào kiệt, dũng lược tuyệt trần" - Cụm di tích thờ Nữ tướng Lê Ngọc Trinh (có tài liệu ghi là Lê Ngọc Chinh) gồm đình Đông, đình Nam, đình Hòa Loan và đền Ngòi thuộc xã Lũng Hòa – một xã lớn nằm ở phía Bắc của huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc). 

Link: Lê Ngọc Trinh - Người Kể Sử (nguoikesu.com)

Ả Chạ, hay Lê Ngọc Trinh (181 -421 ) là một nữ tướng thời Hai Bà Trưng trong lịch sử Việt Nam.

Sự tích

Lê Ngọc Trinh tên thật là Ả Nương hay Ả Chạ, có bố tên là Hoàn và mẹ là Tấn, chị là Ả Chàng hay Lê Ngọc Thanh, quê ở xã Lũng Ngoại, huyện Bạch Hạc, phủ Tam Đái, xứ Sơn Tây, nay là thôn Lũng Ngoại, xã Lũng Hoà, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.2

Ả Chạ là cô gái thông minh, có tài với nghề binh. Lúc nhỏ, hai chị em ham thích dạo chơi ở hồ Sen trong gò Quảng, thôn Hòa Loan. Hai chị em khi ấy đã chọn hơn 20 người con gái trong làng cùng trang lứa lên mảnh đất bằng trên gò chia thành 2 đội tập chia đánh trận. Hai chị em làm tướng, các bạn gái làm quân. Quân tướng của Ả Chàng thường bị thua chạy. Còn quân tướng của Ả Chạ kiên cường nên thường thắng lớn.1

Bấy giờ Tô Định làm Thái thú, trong nước trăm họ lầm than. Ả Chạ bèn khởi nghĩa ở vùng Lũng Ngòi, chống lạo lệnh từ Phủ Thái thú.3 Nghĩa quân đã đánh cướp được một đoàn thuyền lương của quân Hán, chém đầu tướng Lưu Ứng Khâm.4 Năm 39, Hai Bà Trưng khởi nghĩa ở Hát Môn, Ả Chạ đem nghĩa binh đến theo, được phong làm Tả quân nội thị, vừa cầm binh vừa giúp bày đặt mưu kế.1

Khởi nghĩa thắng lợi, Trưng Trắc xưng vương, bắt tay vào xây dựng chính quyền tự chủ, phong chức tước cho những người có công lao lớn trong sự nghiệp giành lại độc lập. Ả Chạ được phong làm Đại tướng quân, Ngọc Phượng công chúa4 , ban cho 8 chữ Quần thoa hào kiệt, dũng lược tuyệt trần.5 Theo truyền thuyết, trong một lần bị giặc vây hãm, Ả Chạ đã dùng dải yếm buộc đá để đánh giặc. Sau hòn đá rơi về địa phận thôn Lũng Ngoại nên Lũng Ngoại có trò hú đáo, còn dải yếm bay về địa phận thôn Hòa Loan nên Hòa Loan có trò kéo co.6 7

Trưng Vương cho Ả Chạ về quê xây dựng cung sở ở Đàm Luân. Sau một năm làm quan, Ả Chạ xin về thờ cúng tổ tiên, chăm phần hương khói mẹ hiền, ở Đàm Luân cùng với chị gái Ngọc Thanh. Mỗi năm theo lệnh về hội với Trưng Vương hai lần. Đến năm 42, quân Hán xâm lược, có viên tướng Hán là Mã Cẩm, vốn là viên quan lang người Việt, nghe tin Ả Chạ là người có tài đức xuất chúng mới sai quân tướng tìm mọi cách để bắt về. Sau nhiều lần bị truy bắt, hai chị em bèn nhảy xuống hồ sen tuẫn tiết. Người dân tiếc thương, lập miếu thờ nay là miếu Ngòi làng Lũng Ngoại.1

Một thuyết khác cho rằng năm 42, quân Hán do Lưu Long chỉ huy vây hãm Đàm Luân, Ả Chạ cố sức phá vây nhưng không thành, cuối cùng tử tiết.4

Thờ phụng

Làng Lũng Ngoại

Lũng Ngoại, hay Lũng Khê là một thôn của xã Lũng Hòa, huyện Vĩnh Tường ngày nay. Làng có ngôi miếu gọi là miếu Ngòi, 3 ngôi đình của 3 thôn cùng tên là đình Đông, đình Trung và đình Nam, đều thờ bà Lê Ngọc Trinh, em gái của bà Lê Ngọc Thanh (thờ ở đình Hòa Loan), tướng của nghĩa quân Hai Bà Trưng. Ngày nay, ngôi đình Đông không còn, thôn Đông tiến hành các nghi thức lễ hội tại miếu Ngòi là nơi thờ chính, chung cho cả ba làng. Trong các ngày từ mồng 4 tháng Giêng đến mồng 7 tháng Giêng có lệ đánh đáo bằng hòn đá ném vào chân cột trong ô đất 4m2 gọi là "Hú đáo". Đó là một nghi thức "sự thần", liên quan đến bà Lê Ngọc Trinh. Tương truyền khi chống lại một viên tướng thời Đông Hán, bà dùng sợi dây, đầu dây buộc một hòn đá làm vũ khí. Trong lúc giao tranh, hòn đá văng về làng Lũng Ngoại, từ đó về sau, lệ đánh đáo trở thành một tín ngưỡng, một tục lệ của làng.8

Bà là người xã Lũng Ngoại, huyện Bạch Hạc, phủ Tam Đái, xứ Sơn Tây, nay là thôn Lũng Ngoại, xã Lũng Hoà, huyện Vĩnh Tường.

 Sách cũ có chép, ở xã Đàm Luân (làng Hoà Loan) có ông Lê Hoàn, lấy vợ là Nguyễn Thị Tấn, người xã Lũng Ngoại.

 Về gia thế, vị tổ 3 đời nhà hệ Lê vốn quê ở xã Vĩnh Khang, phủ Kinh Môn, xứ Hải Dương, làm quan y viện. Đất Kinh Môn, bị binh lửa tàn phá, ông tổ họ Lê chuyển lên ở xã Lũng Ngoại và vẫn theo nghề thuốc. Đến đời con trai ông là Lê Quang sinh được 2 con trai. Một người là Lê Định, năm 23 tuổi sau khi lập gia đình lại trở về quê cũ sinh sống, giữ cơ nghiệp tổ tông. Người con thứ là Lê Hoàn, sau khi kết duyên với bà Tấn thì về cư trú ở xóm Ngự, giáp Đông xã Đàm Luân, đời sau gọi nơi ấy là đất "khai cơ" (mở nền móng). Lê Hoàn có hai con gái. Người chị đặt tên là Lê Thị Chàng. Người em đặt tên là Lê Thị Chạ. Vì 2 người cùng một lần sinh vào ngày 10 tháng Chín năm Mậu Dần và rất giống nhau nên đều có tên là Ả Nương, còn gọi là “ Ả Chàng", "Ả Chạ". Ả Chạ là cô gái rất thông minh, có tài bắn cung, đánh xe, những công việc của nghề binh, việc nào cũng thành thạo; tính nết lại hiền hòa hiếu hạnh, biết đánh đàn ca, chơi cờ, làm thơ, viết phú. Lúc nhỏ, hai chị em đều ham thích dạo chơi ở hồ Sen trong gò Quảng, thôn Hòa Loan. Hai chị em khi ấy đã chọn hơn 20 người con gái trong làng cùng trang lứa lên mảnh đất bằng trên gò chia thành 2 đội voi ngựa tập chia đánh trận. Hai chị em làm tướng, các bạn gái làm quân. Quân tướng của "Ả Chàng" thường bị thua chạy. Còn quân tướng của “Ả Chạ” kiên cường nên thường thắng lớn.

 Năm 2 chị em tới 12 tuổi, cha mẹ mới đặt tên thật cho cô chị là Lê Ngọc Thanh, còn cô em là Lê Ngọc Trinh. Năm 19 tuổi, Ngọc Thanh kết duyên với con trai thứ hai của ông Đinh Phiên, người ở Lũng Ngoại. Chẳng may, một tháng sau, người chồng của Ngọc Thanh mắc bệnh rồi qua đời. Mẹ già thương con mà trở nên bệnh nặng, rồi mất. Ngọc Trinh ở Lũng Ngoại cư tang. Một tháng sau, trong nước xảy ra đại biến loạn. Giặc Hán Tô Định sang làm Thái thú (năm 34), trong nước trăm họ lầm than, muôn dân không người cứu vớt.

 Ở Đàm Luân, Ngọc Trinh hay tin Tô Định là kẻ tham tàn, trong lòng sôi sục ý chí, muốn được xướng nghĩa khởi binh. Thế nhưng chí anh hùng không đủ mưu làm việc lớn. Vì thế lực lẻ loi, đành phải chờ thời. Được tin chị em Bà Trưng chiêu binh, mới hừng hực quyết tâm phó thác việc nhà cho chị gái còn mình thì quyết một lòng báo quốc, phục nghĩa trừ tà. Sẵn trong tay có hơn 20 người nữ quân cùng trang lứa, nàng dẫn đến gặp Trưng Trắc, các nữ quân được nhận dưới quyền của Trưng Nhị, theo Hai Bà đến hội ở cửa sông Hát tuyên bố khởi nghĩa. Ngọc Trinh được phân coi giữ "Tả quân nội thị"` gồm 500 người.

 Sau khi dẹp xong Tô Định, Hai Bà lên ngôi Vương, đổi gọi là Trưng Vương. Ngọc Trinh được TrưngVương giao cho coi giữ trung quân nữ kiêm tả hữu thị vệ. Một năm sau, Ngọc Trinh xin về thờ cúng tổ tiên, chăm phần hương khói mẹ hiền, ở Đàm Luân cùng với chị gái Ngọc Thanh. Mỗi năm theo lệnh về hội với Trưng Vương hai lần. Dân xã Đàm Luân lúc đó chỉ có 4 họ là Đinh, Nguyễn, Phùng và Trương đều theo Ngọc Trinh xin làm thần thuộc. Rồi lại về giữ lễ quê ngoại là xã Lũng Ngoại, dân chúng một lòng yêu mến.

 Sau lần bái yết TrưngVương vào ngày 10 tháng Năm, Ngọc Trinh đến lễ và vào ở hẳn trong chùa Long Linh Hoa ở quê nhà. Mới được vài tháng thì có viên tướng nhà Hán dưới thời Vua Quang Vũ là Mã Cẩm, người xã La Nội, phủ Quốc Oai, vốn là viên quan lang người Việt, nghe tin Ngọc Trinh là người có tài đức xuất chúng mới sai quân tướng tìm mọi cách để bắt về.

 Ngày 4 tháng Giêng, nàng đang cùng với chị gái Ngọc Thanh ở trong chùa thuộc khu Mai Hanh, thì bất ngờ gặp tớ thầy họ Mã khoảng hơn 10 người ở giữa đường. Gặp nàng, bên họ Mã xúm lại, vây lấy định bắt lấy đem đi. Thầy tớ họ Mã đuổi bắt đến tận nhà, nàng truyền cho mọi người chống cự quyết liệt. Bọn thầy tớ họ Mã vây chặt bên ngoài nhà, đến 6 - 7 ngày sau vẫn không sao bắt được nàng.

 Lần tiếp theo vào sáng ngày 10 tháng Giêng, đang lúc hai chị em nàng ngắm cảnh ở trên hồ sen thì quân họ Mã ập tới. Hai chị em nhảy xuống hồ sen. Họ Mã hô hoán sai gia nhân lội xuống, nhưng vì nước quá sâu nên không làm gì được, đành phải trở về. Về sau tiếc thương, dân xã làm miếu thờ. Nơi thờ chính là miếu Ngòi làng Lũng Ngoại, bên bờ sông Phan. Còn có 3 đình là Đình Đông, Đình Trung và Đình Nam làng Lũng Ngoại cùng thờ.

 Làng Lũng Ngoại có 4 tiệc chính gọi là "đại tiệc" trong một năm. Ngày 10 tháng Giêng lễ tế ngày mất của Ngọc Trinh ở miếu Ngòi. Ngày 10 tháng Năm lễ tế ngày chiêu quân, mộ tướng, cũng ở miếu Ngòi. Ngày 10 tháng Chín tiệc ngày sinh của hai chị em Ngọc Thanh và Ngọc Trinh, cáo tế ở miếu, rồi nghinh rước về 3 đình của 3 thôn. Ngày 10 tháng 11 kỉ niệm ngày hội quân về với Bà Trưng. Lễ tế tại miếu Ngòi. Làng Hoà Loan thờ ở đình làng. Cỗ cúng tế cũng như ở làng Lũng Ngoại.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét