Như hầu hết mọi người đều đã biết: từ thời thượng cổ (8 ngàn năm trước), người Việt Nam đóng đô ở Phong Châu (nay là tỉnh Phú Thọ).
Những di tích khảo cổ rất xưa và đặc thù nhất của người Việt Nam (phương Bắc không có) là trống đồng, được tìm thấy ở các tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình, Thanh Hóa. Ở đây cho thấy, Trống đồng được tìm thấy ở các vùng đất cao. Nơi thấp như Ninh Bình và Hà Nội cũng có nhưng không nhiều, đặc biệt như các tỉnh Thái Bình và Hải Phòng đều không có.
Vậy có thể đoán là thời kỳ văn hóa TRỐNG ĐỒNG thì ở Thái Bình Hải Phòng không có người ở. Vì sao vậy?
Người ta tìm thấy vỏ sò vỏ ốc trong các vỉa núi đá ở Ninh Bình. Vậy rằng: xưa kia, Vịnh Hạ Long trên cạn đó vốn là biển!
Phạm Đình Hổ (1768 ~ 1839) quê làng Đan Loan, huyện Dường An, phủ Bình Giang trấn Hải Dương (tỉnh Hải Dương bây giờ) viết trong thiên “Xứ Hải Dương” trong "Vũ Trung Tùy Bút": "Xứ Hải Dương đời cổ là Hồng Lộ và Sách Giang lộ. Thuộc Minh mới đặt ra bốn phủ: Thương Hồng, Hạ Hồng, Kinh Môn, Nam sách,… Đời Trần, đời Lý gọi là Uy Lộ. Thế thì xứ Hải Dương ta khi xưa chỉ là hai lộ với một phủ. Phủ Kinh Môn là những nơi đất liền với bể Đông,… Cổ nhân cho rằng phía Nam có núi, phía Bắc có sông bể thì gọi là Dương. Sách Cổ chí mới biết địa thế nước ta,… đời xưa cửa bể còn ở cuối sông Hoàng Giang" Như vậy thời cuối thế kỷ 18 địa giới Hải Dương vẫn có chỗ liền với biển.
Lê Văn Siêu tác giả "Nguồn gốc văn học Việt Nam (1956)" khẳng định rằng: "Sông Hồng, từ xưa đã bào đất phù sa trên thượng nguồn để đem về bồi đắp lên Châu Thổ Sông Hồng, tốc độ bồi đắp mỗi một trăm năm thêm được 1km".
Với những gì phân tích ở trên, chẳng qua người viết muốn khẳng định rằng thủa 4000 năm trước hoặc 6000 năm trước, các vua Hùng phải định đô ở Phong Châu là một phần cũng bởi vì lúc đó các tỉnh Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng đều còn ở dưới mực nước biển.
Thời điểm đó ngã ba sông Bạch Hạc đã là cửa biển rồi. Một điểm thú vị là địa danh Bạch Hạc đã có từ thời các vua Hùng và nó duy trì cái tên đó đến tận hôm nay.
Rồi, với việc kinh đô xưa xửa xừa xưa của người Việt ở ngay cửa biển thì chúng ta có cái gì?
Đó là cái biểu tượng này được tìm thấy trên hoa văn trống đồng, thạp đồng và rất nhiều loại dụng cụ cổ xưa khác.
Tất cả chúng ta đều nhận thấy rõ ràng văn hoa đó là một cái thuyền. Vậy hẳn ngày xưa người Việt sử dụng thuyền là rất phổ biến. Điều này hợp với giả thuyết biển lấn vào đến tận tỉnh Phú Thọ ngày nay.
Người Việt xưa ở sát mép nước, cuộc sống hàng ngày gắn liền với nước, đi lại kiếm ăn trên nước và cũng bị nước đe dọa mạng sống mỗi khi biển nổi cơn thịnh nộ. Chính vì lẽ đó mà người Việt chúng ta mấy ngàn năm qua gọi quốc gia của mình là "nước". Nó khác hoàn toàn với chữ "quốc" trong cách gọi của người phương bắc và nhiều nơi khác trên thế giới. Chữ "quốc" 国 do người phướng bắc sử dụng nó gồm chữ "ngọc" (đá) bên trong bộ "vi" (bao quanh). Nó khác hoàn toàn với chữ "nước" của chúng ta.
Người Nước Việt sống ở trong nước, vui chơi với nước và nguy hiểm cũng vì nước. Bởi vậy con người Nước Việt có tinh thần vị tha. Nếu gặp kẻ bị nạn ở trên nước, thì việc đầu tiên mang tính "phản xạ tự nhiên" là cứu người trước.
Người Bắc Quốc (Tàu Chệt ngày nay) sống sâu trong lục địa nên luôn vỗ ngực với hai chữ "đại lục", và họ có đặc điểm là luôn chém giết lẫn nhau, giống như tướng Lưu Á Châu viết dưới đây:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét