Thứ Năm, 7 tháng 1, 2021

Người Việt Nam không có nguồn gốc Tàu Chệt nhé!



Các sử gia xưa không hiểu não trạng thế nào mà lại cứ muốn lấy Tàu Chệt làm tổ tiên của mình.

Trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (nhiều quyển sử khác cũng chép giống hệt) có viết: Họ Thần Nông (đất Trung Hoa thuộc lưu vực sông Hoàng Hà) tên là Viêm Đế. Cháu nội của Viêm Đế là Đế Minh.

Khoảng 4000 năm trước, Đế Minh đi chơi ở phương Nam, thấy một nàng tiên đẹp, bắt vào làm phi, và đẻ ra Lộc Tục. Rồi Đế Minh giao cho Lộc Tục làm vua phương Nam. Lộc Tục là Kinh Dương Vương.

Kinh Dương Vương là vua của Bách Việt. Và tộc người Việt sống ở Việt Nam hôm nay chính là thuộc Bách Việt. Nghĩa là có nguồn gốc họ Thần Nông bên Tàu.

NHƯNG

KHẢO CỔ HỌC ĐÃ CHỨNG MINH NGƯỜI NƯỚC VIỆT NAM ĐÃ ĐỂ LẠI DẤU TÍCH TỪ 6000 NĂM TRƯỚC TÂY LỊCH - TỨC LÀ 8000 NĂM TRƯỚC ĐÃ CÓ NGƯỜI VIỆT NAM Ở ĐÂY, VÀ ĐÃ CÓ TỪ BAO GIỜ TRƯỚC CÁI 8000 NĂM THÌ KHÔNG RÕ.
VẬY NGHĨA LÀ: ÍT NHẤT 4000 NĂM KHI LỘC TỤC SANH RA, THÌ NGƯỜI VIỆT NAM ĐÃ Ở ĐÂY RỒI.
DO ĐÓ CÁC VUA HÙNG KHÔNG PHẢI LÀ NGUỒN GỐC TÀU. VÀ VÌ VẬY CHÚNG TA CŨNG KHÔNG CÓ NGUỒN GỐC TÀU CHỆT.

Nguồn: 245. Lịch thiên văn thời Hùng Vương trên mặt trống đồng Hoàng Hạ – Lược Sử Tộc Việt (wordpress.com)

Lịch thiên văn thời Hùng Vương trên mặt trống đồng Hoàng Hạ

TỪ CHIẾC RÌU BẮC SƠN…

Từ 6000 năm trước Công nguyên, nghĩa là có thể 4000 hay 5000 năm trước thời Hùng Vương, cư dân vùng Bắc Sơn đã ghi lại được hình tượng chòm sao Vũ Tiên (Hercule) trên chiếc rìu đá Bắc Sơn, một chiếc rìu mà giới khảo cổ học thế giới nói đến rất nhiều. Chiếc rìu này do nhà nữ khảo cổ học người Pháp là M. Colani đã phát hiện được vào năm 1925 tại Lèn Đất (Lạng Sơn). Nhiều người xác định là rìu thuộc văn hóa Bắc Sơn. Nhưng về cách giải thích hình khắc trên rìu thì ý kiến mỗi người mỗi khác, có thể kể tóm tắt như sau:

– M. Colani: một loại chữ cổ cách điệu hóa (1930).

– T. Pin: Chữ Hán viết sai.

– P. Lê-vi: Ghi chép về một dụng cụ nhân tạo: cái cày (1937). Tác giả chất vấn T. Pin: thời kỳ văn hóa Bắc Sơn đã làm gì đã có chữ Hán?

– Bơ-đa-xiê: Đúng là cái cày nhưng hình vẽ mới được khắc vào khoảng đầu Công nguyên. (M. Colani đã phê phán lập luận này rằng: rìu có cả một lớp pa-tin phủ lên, và lại nằm trong tầng văn hóa sâu hơn 1m cùng nhiều hiện vật thuộc văn hoá Bắc Sơn, vậy không có lý gì để nói trải mấy ngàn năm tới đầu Công nguyên lại có người đào nó lên khắc hình cái cày vào rồi chôn nó xuống).

Về phần mình, chúng tôi muốn đưa ra cách giải thích là hình khắc đó đã sao chép trực tiếp chòm sao Vũ Tiên vào khoảng thời gian cách đây từ 8.000 tới 11.000 năm.

1

Hình 1: Các vị trí của trục vũ trụ qua chừng 50.000 năm liên tục và vị trí sao cày Bắc Sơn trên đường xoắn ốc đỏ. Ngôi sao Γ’ (gama phút) là chỗ mà sao Hầu đóng trong thời văn hóa Bắc Sơn.

Hình 2: Chép lại vị tri của trục quả đất chuyển dịch qua các thiên niên kỷ thứ 19 – 20 trước Công nguyên tới năm 2000 sau công nguyên. Nếu ngày nay trục trái đất chỉ thẳng vào sao Bắc Cực (chòm Tiểu hùng tinh) thì năm 2000 trước Công nguyên nó chỉ vào ngôi sao chòm Thiên Long, và ở thời văn hóa Bắc Sơn nó chỉ vào những sao ŋ, n, θ trong chòm Vũ Tiên (1).

2

Cung này trong thiên văn cổ Trung Quốc gọi là Thọ tinh. Thọ là chỉ những vật tốt bền. Sách cổ có nói: vật dụng thì không gì quý bằng con rùa (2). Vậy Thọ tinh là cung chỉ con rùa mà thuật ngữ thiên văn cổ Trung Quốc cho tên là Huyền Vũ, là chỉ tượng trời về phía Bắc. Về thời Vua Nghiêu, trục vũ trụ lại chỉ vào chòm Thiên Long. Ngôn ngữ cũ Thọ tinh không dùng nữa. Thời Ân Chu tới Tần, Trung Quốc dùng từ Thìn để chỉ cung này. Theo chúng tôi âm Thìn là phiên âm từ tiếng Việt cổ Xưa kia ta gọi rùa hay ba ba là con “đìn địn”. Dân gian có câu “Muồng tơi chưa chín, đìn địn đã rừ”. Ngày nay người Phúc Châu, thuộc tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) gọi tuổi Thìn là Đìn. Trở lại chiếc rìu Bắc Sơn, hình khắc trên rìu giống hình chữ Thìn, kiểu chữ giáp cốt thời Ân. Chữ Thìn cũng là hình tượng của chòm sao “con Rùa”, nhưng đã có chút khác biệt so với hình khắc trên rìu Bắc Sơn. Lý do khác biệt đó là vì bản thân chòm Vũ Tiên từ thời Bắc Sơn tới thời Ân đã có sự xê dịch, con người khi quan sát sao chép lại ở hai thời cách nhau hàng mấy ngàn năm đã phản ánh thực trạng đó.3

Cũng cần nói thêm tới một dẫn chứng khác trong sách thiên văn Khmer (3). Chòm sao con rùa trong sách này gọi là chòm Ang-dack. Nó là vạch nổi giữa hình vẽ chòm Vũ Tiên trên rìu Bắc Sơn với thiên tướng của chòm Vũ Tiên hiện đại (hình 3).

4

Làm một sự so sánh các hình nói trên, chúng tôi nghĩ có thể biết được niên đại của chúng. Việc làm tất không dễ nếu ta cần những con số tính toán tinh vi, song chúng tôi đã làm một sự so sánh đơn sơ thì kết quả tương đối của nó cũng đã cho phép lấy làm luận cứ cho giả thuyết về hình khắc chòm sao Vũ Tiên trên rìu Bắc Sơn mà chúng tôi đã nói bên trên (hình 4). Chúng tôi lấy:

  1. Bản thiên đồ xuất bản năm 1887 của La-ri-vơ và Phơ-rơ-ri (4).
  2. Bản thiên đồ xuất bản năm 1922 của Α. Béc-gê (5).

Lấy sao Đế tạo α của Vũ Tiên làm đỉnh góc, đo góc tạo thành bởi 3 ngôi sao ð và α trong chòm Vũ Tiên và sao α của chòm Xà Phu, sẽ có một góc tù chừng 109°30. Đó là ở thiên đồ 1.

Cũng do vậy, ở thiên đồ 2, vẽ sau bản 1 chừng 36 năm, ta lại được 1 góc lớn hơn chừng 1/2 độ.

Hình khắc trên rìu Bắc Sơn thì cả 3 ngôi sao này nằm trên một đường thẳng từ Bắc xuống Nam. Nếu cứ tính sơ là trong thời gian 36 năm độ thay đổi là nửa độ thì từ văn hóa Bắc Sơn tới nay độ thay đổi khoảng 110° tất phải qua thời gian chừng 8000 năm.

Quan sát lại một chút hình 1 và hình 2 và giải thích sự sai biệt của chúng, ta sẽ thấy như vậy. Trên chòm sao Vũ Tiên nhìn thấy ngày nay (hình 2) đường nối sao Γ và α của chòm Xà Phu (6) hầu như đè lên sao α sáng nhất của chòm Vũ Tiên, tạo nên một tay vịn đè ngang sao α của chòm Vũ Tiên. Còn trên rìu Bắc Sơn (hình 1) thì tay vịn này tụt mất một nửa. Thiên văn cổ Trung Quốc gọi sao α của chòm Vũ Tiên là sao Đế (tọa) tức là sao đứng yên. Còn sao α của chòm Xà Phu gọi là sao Hầu, tức là chạy quanh sao Đế.

Như vậy ta có thể đoán rằng thời Bắc Sơn sao α của chòm Xà Phu có khả năng là ngôi Γ’ nằm trên đường thẳng nối 2 ngôi α và ð . Nói cách khác là trong khoảng thời gian 8000 năm từ thời văn hóa Bắc Sơn tới nay, sao Hầu đã xoay quanh sao Đế gần 1/3 vòng tròn.

Như trên trình bày thì trước thời Hùng Vương hàng 4 – 5 ngàn năm, cư dân miền Bắc đã có phân công một số người ngắm các vì sao rồi, và cũng đã ít nhiều nắm được tượng trời mà khắc vào chiếc rìu Bắc Sơn một hình khắc khó hiểu.

… TỚI TRỐNG ĐỒNG HOÀNG HẠ

Khoa học thiên văn của ông cha ta vào thời Bắc Sơn rõ ràng đã khá tinh vi nên không lấy gì làm lạ rằng vài ngàn năm sau, vào thời Hùng Vương, ông cha ta đã tiến sâu thêm một bước trong khoa học này mà bức thiên đồ quý giá được để lại tới ngày nay là những hình khắc trên mặt trống đồng cổ, đặc biệt là mặt trống đồng Hoàng Hạ.

Trống_đồng_Hoàng_Hạ.JPG

Trên hình vẽ trống đồng Hoàng Hạ chúng tôi đánh số những đường chỉ nổi từ số 0 đến số 18 và có ghi kích thước bằng mi-li-mét kèm theo, cả có ghi thêm một vài chi tiết chú thích khác nữa:

  1. Đoạn thẳng 85mm (có thể đã bị Gô-lu-bép bỏ đi trên bản vẽ α của ông).
  2. Đoạn thẳng góc tưởng tượng dựng lên từ giữa đoạn thẳng 85mm kể trên, đi qua tâm mặt trống.
  3. Vòng tròn đồng tâm có chấm giữa ở giữa vòng số 7 và số 8 nằm trên đường tưởng tượng [2] là thiên cầu số 1. Khởi điểm của 29 vòng tròn đồng tâm có chấm trên cùng vành này. Những vòng tròn đồng tâm có chấm đều là mô hình thiên cầu từng địa phương nước Văn Lang từ khoảng châu Ái (Thanh Hóa ngày nay) tới vĩ tuyến 24 độ bắc,… thế hiện khác nhau bởi độ lệch trục vũ trụ của từng vòng.

1. Đường cánh cung 85mm.

Trống Hoàng Hạ đặc biệt có đường cánh cung 85 mm rất thẳng cắt vòng 5 mà gần như tạo nên đường ngoại tiếp với vòng 4 mà trên các trống khác không có. Đường cánh cung này có một số đặc điểm như sau:

– Là 1 cạnh của hình 10 cạnh đều nội tiếp của vòng 5. Con số 10 này có quan hệ tới việc chia cạnh chia khắc của ngày và đêm mà dưới đây sẽ nói tới.

– Nếu từ điểm giữa của đường cánh cung này, vẽ đường thẳng góc với nó thì đường thẳng góc đó sẽ đi qua tâm mặt trống và qua tâm của 1 trong 29 hình tròn đồng tâm kép có chấm giữa trang trí thành một vành giữa vòng 7 và 8 của mặt trống. Hình tròn này là hình độc đáo của cả 29 hình ở chỗ nó chỉ có một cánh trong lúc tất cả mọi hình khác đều có 2 cánh tạo thành một đường trục cân đối đi qua tâm hình tròn. Chúng tôi cho rằng đây là hình đầu tiên (hình số 1) của 29 hình tròn kép, và cũng là thiên cầu số 1 của 29 thiên cầu.

– Đường cánh cung là mặt phẳng trái đất ở địa bàn nước Văn Lang xưa. Còn mỗi trục của 29 thiên cầu là trục của trái đất. Nếu đo trên mặt trống thì góc tạo thành bởi đường cánh cung và trục thiên cầu là từ 21° đến 24°. Góc lệch này cũng đúng là góc lệch của địa bàn nước Văn Lang với trục trái đất.

– Chúng tôi đã thí nghiệm đo bóng mặt trời trên mặt trống Hoàng Hạ. Chúng tôi đã đặt mặt trống phẳng theo mực nước thăng bằng và dùng dây dọi để đặt cột đo cao 345 mm (độ cao của cột đo dùng trong việc đo hiện nay) ở giữa tâm trống. Kết quả thực tiễn cho biết rằng khi nào bóng của đầu chiếc cột đo lúc giữa trưa ngả đúng vào giữa đường cánh cung thì ngày đó là ngày xuân phân hay thu phân trong một năm.

Cũng bằng cách theo dõi bóng cột đo đó mà có thể biết vòng nào, điểm nào của mặt trống chỉ ngày nào từ tháng 9 dương lịch năm nay tới tháng 4 dương lịch năm sau.

Sau khi đã đặc biệt giới thiệu hoa văn trang trí đường cánh cung 85mm nói trên mà chúng tôi cho là điểm mấu chốt để có thể đưa ra giả thuyết mặt trống Hoàng Hạ là bức thiên đồ câm thời Hùng Vương, chúng tôi lần lượt bàn tới những văn trang trí khác xem chúng đã có liên quan gì tới bức thiên đồ này.

2. Ký hiệu điểm đông chí và hạ chí.

Trước hết xin giới thiệu vài ký hiệu ở một số sách thiên văn về 2 điểm đông chí và hạ chí trong bảng dưới đây:

5
(1) Thế giới các thiên thể (chữ Nga) – Bản dịch của Nha khí tượng Hà Nội, 1962, tr. 331. (2) A. Béc-giê: sách đã dẫn. (3) Ph Bra-sê và P Cu-đốc: Vũ trụ học (chữ Pháp), Paris, 1951, tr 62. (4) U. J. Tu-cơ: Nguyên lý khoa học thiên văn (chữ Pháp), Paris, 1939.

Trong thần thoại Ấn-độ có chuyện Ra-hu khuấy đảo đại dương rồi bị Visnhu chặt đầu (Tiếng Khơ-me gọi Ra-hu là Rê-a-hu). Nhưng sau vì nó nhắm được ít thuốc trường sinh Am-ri-ta mà trở nên bất tử (7). Ký hiệu đông chí có 1 vòng tròn bị cắt mất một nửa là nói lên đó là cái mình bị cắt cụt của Ra-hu. Danh từ Ra-hu nhập cảng vào Ấn-độ sớm nhất là ở thời kỳ phồn thịnh nhất của văn học Bà-la-môn gồm 7 thế kỷ trước Công nguyên (8). Như vậy nếu chứng minh được trống đồng Ngọc Lũ, Hoàng Hạ so với sự phát triển vào thời này hoặc sớm hơn thì có thể nghĩ rằng Rê-a-hu là biến âm của từ diều hâu mà thần thoại Việt Nam coi là thủ phạm gây nên nguyệt thực. Trên trống đồng giữa những vòng 13, 14 và 15 là 2 vành đường tròn có tiếp tuyến ngược chiều nhau. Những vành có đường tròn này lại nằm giữa hai vành ánh sáng (có người gọi là vành răng cưa, vành răng sói. Chúng tôi sẽ nói rõ bên dưới). Thần thoại Ấn gọi vành sáng là Ké-tha có liên quan tới Ra-hu. Vậy những đường tròn có tiếp tuyến ngược chiều nhau nói trên có thể coi như ký hiệu Đông chí được ghi lại trên trống đồng Hoàng Hạ. Thực nghiệm cũng cho hay bóng cột đo ngày Đông chí đã ngả tới mép ngoài trống Hoàng Hạ, (có thể coi như là khoảng này).

Ký hiệu điểm Hạ chí tương tự như số 69. Theo dõi bóng cột đo trên mặt trống cũng thấy trước khi bóng đứng ở Α thít (tức mặt trời theo ngôn ngữ Khơ-me) tức Hạ chí thì phải qua một chuỗi vòng tròn có tiếp tuyến ngược chiều nhau. Đó cũng là ký hiệu Hạ chí ghi trên mặt trống vậy.

2. Vành sáng Ké-thu.

Thần thoại Ấn-độ gọi Ké-thu là vành sáng. Trong sách thiên văn ký hiệu của cung Bảo Bình là ♒. Hai vành răng cưa trên mặt trống đồng chính là ký hiệu 2 vành sáng đó. Từ điển Sanscrit – Anh định nghía Ké-thu là: trong sáng, lộng lẫy, huy hoàng. Cũng từ nay về số nhiều có nghĩa là những tia sáng, ngọn đèn, ngọn lửa, đuốc, ban ngày, huy hiệu.

Trên mặt trống ký hiệu vành ánh sáng này được ghi ngay sau điểm Đông chí là điều thú vị để đoán định niên đại của trống. Ta hãy xem bảng so sánh điểm Đồng Chỉ và Hạ Chỉ cách nhau chừng 2 thiên niên kỷ một trong các sách thiên văn sau đây:

6

7

Điểm Đông chí trên trống Hoàng Hạ ở vào cung Bảo Bình. Xem bảng C trên đây thì thấy rằng bản thiên đồ khắc trên trống Hoàng Hạ nói riêng là thuộc vào thời Hùng Vương khoảng từ thế kỷ 23 trước Công nguyên. Cung Bảo Bình đã được ghi ký hiệu là 2 vành ánh sáng vì nước ta từ cổ xưa tổ tiên ta quan niệm tia sáng là gốc của mọi sinh hoạt và ta có tục thờ thần mặt trời từ đó.

4. Ký hiệu Xuân phân và Thu phân :

Từ đường cánh cung 85mm, nơi bóng cột đo 345mm ngả đúng giữa lúc Xuân phân và Thu phân, mà ta có thể giải thích được ký hiệu này cũng đã được ghi trên mặt trống. Khoa thiên văn học hiện đại dùng ký hiệu ɤ để chỉ xuân phân, Trên mặt trống nếu lấy hình ảnh đường cánh cung và vòng tròn 4 ta có hình Ω. Nhìn ngược lại sẽ là Ʊ và có thể coi đó là gốc của ký hiệu Xuân phân. Sau đó dần dần biến đổi do yêu cầu ghi nhanh vào 1 nét mà thành ɤ. Ký hiệu hiện đại của Thu phân là ♎. Chữ tượng hình Thu phân trên trống Hoàng Hạ tạo thành bởi đường thẳng 85mm và 4 vòng tròn mà nó cắt ngang 21 nếu ghép lại ta có 2 vòng tròn trên 1 đường thẳng. Ký hiệu hiện đại là 1 vòng tròn trên 1 đường thẳng. Ta có thể hiểu là ký hiệu hiện đại đã đơn giản đi một nửa.

5. Ký hiệu cung Thiên bình:

Cung Thiên bình hay là cung cái cân được ghi là ♎. Theo tên mà định nghĩa thì cái cân ý nói thăng bằng, để chỉ Thu phân khi mà ngày và đêm dài bằng nhau. Đường thằng 85mm và những vòng tròn trong phạm vi đường thẳng đó rất cân đối mang theo ý nghĩa cân bằng vậy.

6. Canh và khắc.

Bản thân đường cánh cung 85 mm là một cạnh của đa giác đều 10 cạnh nội tiếp của vòng 5. Điều này mang theo ý nghĩa chia giờ khắc trong ngày đêm thời Hùng Vương. Đường thẳng này lại chứa 10 vòng tròn trong phạm vi độ dài của nó.

Như vậy thời Hùng Vương cũng chia đêm ra làm 5 khoảng mà nay ta vẫn còn nói “đêm 5 canh”. Ngày được chia làm 5 khoảng mà bây giờ gọi là 5 “ngày giờ”. Mỗi ngày giờ lại chia ra 10 khoảng gọi là “chắc mỏng”.

Theo chúng tôi đoán định thì dưới đơn vị giờ không đếm quá 10. Có lẽ rằng tổ tiên ta thời đó đếm: một mòng, hai mòng, ba mòng… cho đến 10 mòng. (10 mòng là chục mòng). Sau này trong tiếng Việt còn tiếng mùng chỉ để đếm những ngày 1 đến 10 trong tháng: mùng một… mùng mười.

Nhóm người ngồi do bóng ở vành trang trí giữa vòng 6 và vòng 7 là chỉ lúc 12 giờ. Nếu ta nhích về bên phải 30° tức là từ 1 giờ tới 3 giờ. Nhóm 2 người giã gạo là khoảng 15° tức là từ 3 giờ tới 4 giờ chiều. Giờ này cũng đúng lúc người ta giã gạo, soạn bữa hàng ngày.

7. Mặt trời và sinh thực khí.

Mô hình nhiều tia ở giữa mặt trống là mô hình mặt trời. Chỗ xen kẽ giữa các tia sáng là hình Linga và Yoni. Đạo thờ mặt trời và đương vật cho biết rằng khi 14 thế giới được thành lập thì trên phía đầu trục vũ trụ hiện ra cái hình tam giác Yoni mà trong đó có cái Linga (9).

Ngôn ngữ Khmer gọi mặt trời là Α-thít. Chữ này có thể là biến âm của tiếng Việt gọi mặt trời là Ác. Việc đo bóng mặt trời trên mặt trống cho biết điểm Hạ chí ở vào khu vực hình mặt trời. Từ đây ta cũng có thể thấy tổ tiên ta có tục thờ thần mặt trời và thờ sinh thực khí có từ thời đại của trống đồng. Thời đại này chúng tôi đã chứng minh là khoảng thế kỷ 23 trước Công nguyên, tức là thuộc thời kỳ lịch sử Hùng Vương.

8. Thời gian dùng được của bức thiên đồ Hoàng Hạ.

Qua thực nghiệm chúng tôi thấy rằng bức thiên đồ Hoàng Hạ là:

– Dương lịch theo năm và ngày tiết khí.

– Âm lịch theo tháng và ngày.

– Chỉ xem được từ tháng 9 dương lịch năm nay tới đầu tháng 4 dương lịch năm sau. Từ tháng 4 tới tháng 9 bỏng cột đo sẽ chỉ ngả trong vòng có mô hình mặt trời mà không thể phân biệt tỉ mỉ được. Đối với tổ tiên chúng ta thời đó, khoảng thiếu này trong lịch không quan trọng. Thời đó canh tác chỉ có một mùa vì chưa có lúa chiêm. Đó là đối với nông nghiệp.

Đối với việc đi biển cũng không phải là một thiếu sót trầm trọng. Địa phận nước Văn Lang ở vào 19° đến 24° vĩ tuyến bắc. Thời gian từ tháng 3 tới tháng 8 âm lịch cũng là mùa bão, người ta không thể đi biển được.

Trong những tháng khuyết đó người xưa sống bằng loài lúa hoang mọc khắp các đồng lầy. Ngày nay miền Nam vẫn gọi là lúa ma. Từ “lúa má” rõ ràng có từ nguyên lúa ma.

VỀ NHỮNG TRỐNG LOẠI I KHÁC

Bằng phương pháp nghiên cứu này ta có thể tìm hiểu những tấm lịch khắc trên các mặt trống loại I khác. Trong những bài phát biểu khác chúng tôi sẽ nói tỉ mỉ về từng trống. Song ở bài này cũng muốn đưa vài ví dụ nhỏ.

Chúng tôi đã đo bóng mặt trời và thấy rằng bóng cột đo vào ngày Đông chí ngả tới mép ở trống Hoàng Hạ thì còn vài vòng nữa mới tới mép trống ở trống Ngọc Lũ. Như vậy trống Ngọc Lũ đã vẽ một nhật quỹ xưa hơn trống Hoàng Hạ. Nói cách khác là trống Ngọc Lũ có niên đại xưa hơn.

Nhóm 4 người đo bóng trên trống Ngọc Lũ có 3 người ngồi và người đứng quay lưng lại 3 người kia. Điểm này có ý nghĩa là những ngày gần Hạ chí, mặt trời không ở trước mặt như ngày khác, muốn thấy ánh sáng phải quay lưng lại, muốn có bóng phải đứng dậy vì bóng cột trong những ngày ấy rất ngắn; nếu ngồi như 3 người kia thì bóng người sẽ che lấp hết bóng cột không thể quan sát được gì.

Từ bức thiên đồ Hoàng Hạ ta còn có thể nghiên cứu mối quan hệ giữa nó và lịch cổ Khơ-me, Trung Quốc và sẽ thấy lịch Việt Nam xuất hiện sớm hơn.

Ngoài ra, nếu bàn tới gương đồng, chúng tôi cũng cho rằng nó là mẫu nhỏ của dụng cu thiên văn học, phản ánh nhật quỹ và quan niệm vũ trụ của người xưa mà đại biểu cỡ lớn của nó là mặt trống đồng của nước Văn Lang.

Chúng tôi hy vọng sẽ được trình bày những suy nghĩ của mình trong những dịp khác.

Bùi Huy Hồng
(Copy xin ghi rõ nguồn từ Lược Sử Tộc Việt)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét