Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2024

Lịch sử về ngày Quốc Tế Phụ Nữ - International Women's Day

Nói trước là tôi không thích ngày 8 March.

Đơn giản là người Nước Nam có một lịch sử gần hai ngàn năm tôn vinh người phụ nữ Nước Nam anh hùng là ngày 6 Tháng Hai Âm Lịch.

Trưng Nữ Vương là 2 vị vua đầu tiên của Nước Nam và cũng là hai vị Phụ Nữ Anh Hùng đầu tiên của Nước Nam được chép lại trên sách.

Có cái lịch sử tốt như vậy, sao không kỷ niệm? Đi rước cái ngày quốc tế về làm gì?



Bọn "dư luận viên" hay chửi lũ "phản động" chúng tôi là "me Tây", ủa vậy chứ rước cái ngày của Cuốc Tế về thì không "me Tây".

Rước cái ngày Cuốc Tế về đã là "cám hấp" rồi, lại còn bịa thêm ra cái ngày 20 Tháng Mười và cố tình dùng thuật ngữ "Ngày Phụ Nữ Việt Nam" để nhồi sọ quần chúng. Ngày 20 Tháng Mười chẳng qua chỉ là ngày thành lập Hội Liên Hiệp Phụ Nữ (theo cộng sản) thôi mà. Không lẽ tất cả phụ nữ ở VN đều là cộng sản hết hay sao?

Trên đây chỉ là quan điểm cá nhân. Còn dưới đây chỉ là dịch lại chữ viết trên web của United Nation (Liên Hợp Cuốc).

Và Liên Hợp Cuốc (UN) cũng không phải là một tổ chức gì đáng tin cậy cả nhé! Nên quí vì đọc thì đọc, nhưng cũng cần có sự suy tư riêng. Chứ cái gì cũng vửa nghe "Dòng Chính" nói cái là tin ngay thì mớ tàu hũ bên trong cái gáo dừa tồn tại thật là lãng phí.

= = = = =

UN - Liên Hợp Cuốc 

Năm 1848:

Phụ nữ bị cấm phát biểu tại một hội nghị chống chế độ nô lệ.

Phẫn nộ.

Hai người Mỹ là Elizabeth Cady Stanton và Lucretia Mott đã tập hợp hàng trăm người tại hội nghị toàn quốc đầu tiên về quyền phụ nữ. Hội nghị tổ chức ở New York. Họ cùng nhau đòi hỏi các quyền tự do dân sự, xã hội, chính trị và tôn giáo cho phụ nữ trong tuyên bố có tên là "Declaration of Sentiments and Resolutions". Đó là ngày khai sinh ra phong trào phụ nữ.

Năm 1909:

Ngày Quốc tế Phụ nữ đầu tiên được ghi nhận tại Mỹ (United States) là ngày 28 tháng 2. Đảng Xã Hội chọn ngày này để vinh danh cuộc đình công của công nhân may mặc năm 1908 ở New York. Phụ nữ đã đình công để phản đối điều kiện làm việc quá tồi tệ.

Năm 1910:

Hội nghị Quốc Tế Xã Hội Chủ Nghĩa họp tại Copenhagen, Đan Mạch (Denmark). Hội nghị đã thành lập Ngày Phụ Nữ mang tính chất quốc tế để tôn vinh phong trào nữ quyền và xây dựng sự hỗ trợ để đạt được quyền bầu cử phổ thông cho phụ nữ.

Năm 1911:

Mỹ và một số nước Âu Châu kỷ niệm ngày Quốc Tế Phụ Nữ vào ngày 19 Tháng Ba (19th March). Họ chọn ngày đó để kỷ niệm cuộc cách mạng phụ nữ năm 1848 và "Công Xã Paris" (Commune de Paris).

Ngoài quyền bầu cử và giữ chức vụ công, họ còn yêu cầu quyền làm việc, đào tạo nghề của phụ nữ và chấm dứt phân biệt đối xử trong công việc.

Năm 1913:

Năm này hội phụ nữ người Nga rất có quyền lực.

Để phản đối Chiến tranh Thế giới thứ nhất, là một phần của phong trào hòa bình, phụ nữ Nga đã tổ chức Ngày Quốc Tế Phụ Nữ đầu tiên ở Nga vào Chủ Nhật cuối cùng của Tháng Hai (theo lịch của Nga).

Những năm sau đó, những nơi khác ở Châu Âu, phụ nữ tổ chức các cuộc biểu tình để phản đối chiến tranh hoặc bày tỏ tình đoàn kết với các nhà hoạt động khác vào khoảng ngày 8 Tháng Ba.

Năm 1915:

Sự căng thẳng nuôi dưỡng bấy lâu và leo thang lên đến đỉnh điểm vào ngày 28 Tháng Sáu năm 1914, và Serbia tuyên chiến vào ngày 28 Tháng Bảy năm 1914 - Thế chiến thứ nhất bùng nổ.

Mệt mỏi vì sự hung hăng của bọn đàn ông, gây ra chiến tranh thế giới thứ nhất, một cuộc tụ tập đông đảo phụ nữ được tổ chức tại La Hay, Hà Lan (Den Haag (tiếng Hà Lan), The Hague (English), La Haye (Française)) vào ngày 15 Tháng Tư năm 1915. Những người tham gia bao gồm hơn 1.300 phụ nữ từ hơn 12 quốc gia. Họ phản chiến. Phản chiến vô hiệu.

Năm 1917:

Chiến tranh thế giới lần thứ nhất vẫn đang tiếp diễn.

Phụ nữ ở Nga lại chọn biểu tình và đình công vì "Bánh mì và hòa bình" ("Bread and Peace") vào Chủ Nhật cuối cùng của tháng 2 (theo lịch Nga).

Bốn ngày sau, Sa Hoàng Czar thoái vị và chính phủ lâm thời trao quyền bầu cử cho phụ nữ Nga.

Ngày Chúa Nhật cuối cùng của Tháng Hai năm 1917 theo lịch Nga là ngày 8 Tháng Ba Tây Lịch. 

Sau Thế Chiến 2 (Sau 1945):

Một số nước bắt đầu kỷ niệm ngày 8 Tháng Ba.

Năm 1975:

Năm 1975 là năm Phụ Nữ Quốc Tế.

Liên Hợp Cuốc (UN) cũng bắt đầu kỷ niệm ngày 8 Tháng Ba.

Năm 1977:

Đại Hội Đồng LHQ cũng thông qua một nghị quyết tuyên bố rằng: Ngày Liên Hợp Cuốc cho Nữ Quyền và Hòa Bình Quốc Tế (United Nations Day for Women's Rights and International Peace) được các quốc gia thành viên tổ chức vào ngày nào cũng được phù hợp với lịch sử và truyền thống mỗi nước.

Theo đó, không hiểu sao Nước Nam không chọn ngày 6 Tháng Hai Âm Lịch?

Năm 1995:

Cái gọi là Tuyên Bố và Cương Lĩnh Bắc Kinh cho Hành Động (Beijing Declaration and Platform for Action) đã đạt được thỏa thuận.

Kinh không? Bắc Kinh trở thành mẫu mực của Nữ Quyền mới ghê!

Thỏa thuận này có 12 lãnh vực quan trọng. Và mục tiêu số 5 là “Giành được bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái”.

= = = = =

Tôi được sanh ra năm 1974. Từ đó đến nay, tôi chưa quan sát được sự "mất bình đẳng giới" nhiều lắm. Tôi tự mình thấy Phụ Nữ có mọi quyền mà tạo hóa ban cho. Khi tôi vào đại học năm 1990, tôi phát hiện cái "mất bình đẳng" đầu tiên: Phụ nữ không được học ngành mà tôi học - ngành học để làm việc trên tàu biển. Tôi còn nhớ lang máng là hồi đó trong quyển hướng dẫn đăng ký thi đại học họ có ghi chú "ngành đi biển, không tuyển nữ". Đó duy nhất cái đó là tôi thấy "mất bình đẳng".