Thứ Ba, 27 tháng 12, 2022

Võ Hữu Nhậm - Đất Nam Kỳ - Bột Ngọt là tiếng Việt - Mì Chính là tiếng Tàu Chệt


Chữ "bột ngọt" là tiếng thuần Việt, chữ "mì chính" là tiếng Tàu rặc chớ đừng nói tới tiếng Hán-Việt.

Trong hình là một graphic quảng cáo bột ngọt Vị Hương Tố ở miền Nam trước năm 1975. 

Để ý chữ bự in đậm là chữ “Vị Hương Tố viết bằng Hán tự, ở dưới là bốn chữ “Đặc cấp vị tinh (特級味精)” tức “Bột ngọt cao cấp”. “Vị tinh” là phiên âm Hán Việt của chữ 味精, tức bột ngọt.

Trước đây, ở ngoài bắc không có bột ngọt mà gia vị chánh của xứ này là muối và mắm tôm. 

Khoảng thời gian sau 1957, khi Trung Quốc đem người qua (gồm quân nhơn, kỹ sư, công nhơn,…) để giúp đỡ bắc việt trong thời kỳ “kháng chiến chống người Nam”, những người Hoa này đem theo thứ gia vị mới là bột ngọt qua, và cũng chính người TQ xây cho người bắc một nhà máy bột ngọt ở Việt Trì.

Do không có khái niệm gì về loại gia vị này, nên người Tàu đọc sao thì người bắc đọc theo vậy, hai chữ “mì chính” là cách đọc của 味精 trong tiếng Quảng Đông.  

Sau khi bột ngọt xuất hiện ở miền bắc, người dân như được khai sáng sau hàng ngàn năm nêm muối và mắm tôm. Vậy là món nào nêm bột ngọt được cứ nêm. Bột ngọt loại tinh chất thời đó được coi như một loại gia vị cao cấp, vậy nên người bắc thời trước hay có câu “Hiếm như mì chính cánh”. Do không có gia sú.c, gia cầm để nấu nên người bắc nhanh chóng yêu thích bột ngọt, tập tục đó kéo dài cho tới ngày hôm nay.

Tóm lại chữ “bột ngọt” là một chữ thuần Việt, chữ Hán Việt là “vị tinh”, còn âm tiếng Tàu (Quảng Đông) là “mì chính”. 

Nguồn: Đất Nam Kỳ. Võ Hữu Nhậm


Người Nhật có thứ tương đương là A-ji-no-mo-to cũng có vẻ tương đồng với cái hình ở trên.